-
Cách bảo hộ cho nữ phụ tá mang thai làm việc ở phòng Xquang
Câu hỏi
Chào BS, Em năm nay 25 tuổi, đang làm phụ tá cho phòng răng. Em chụp Xquang cho phòng răng gần 1 năm rồi. Giờ em muốn có bầu thì có cần phải kiêng gì không ạ? Ví dụ như trong 3 tháng đầu em có nên xin làm việc khác không, thưa BS?
Trả lời
Theo khuyến cáo của Ủy ban quốc gia về bảo vệ đối với tia phóng xạ của Mỹ, nếu mức độ phơi nhiễm từ 5 rad trở xuống, nguy cơ đối với thai nhi hoàn toàn không xảy ra. Phụ nữ mang thai chớ lo lắng vì các loại X-quang dùng trong chẩn đoán y khoa thường không phát tia X vượt quá 5 rad. Nếu mẹ phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, bé sẽ có nguy cơ mất hay giảm khả năng học tập hoặc có bất thường ở mắt. Nguy cơ dị tật thai nhi có thể tăng đáng kể nếu mức độ phơi nhiễm trên 15 rad. Một người phụ nữ khỏe mạnh bình thường khi mang thai sẽ vẫn luôn có những nguy cơ từ bên ngoài tác động và gây ảnh hưởng cho thai nhi bất cứ lúc nào. Do tia X có tính chất đẫm xuyên và có tác dụng sát thương nhất định với tế bào nên với những trường hợp chụp tia X quá nhiều với cường độ mạnh cơ thể sẽ có những phản ứng không tốt, có thể gây tổn hại với cơ thể, ảnh hưởng tới chức năng sinh lý… Thực
tế thì tia X trong chẩn đoán y khoa thường rất nhỏ, nguy cơ phơi nhiễm
cho thai nhi là rất thấp. Dù nguy cơ từ chụp X-quang đối với thai nhi là
rất thấp nhưng bác sĩ vẫn khuyến cáoc hị em không nên có thai ngay sau
khi chụp X-quang và tốt nhất là nên có thai sau khi chụp ít nhất 4 tuần
để đảm bảo an toàn, loại trừ hết những nguy cơ có thể ảnh hưởng cho mẹ
và thai nhi. |
Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Nhân dân 115
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình