Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM
Bị chóng mặt do huyết áp thấp?
Câu hỏi
Tôi thường xuyên chóng mặt, đi khám thì được biết do huyết áp thấp. Bác sĩ chích thuốc bổ và khuyên tôi nên ăn uống đủ chất. Xin hỏi tôi bị bệnh gì? (Pham Minh Anh - TP.HCM)
Trả lời
Huyết áp bình thường dao động trong khoảng 90/60- 139/89mmHg và thay đổi tùy theo độ tuổi, phái tính, từng thời điểm khác nhau trong ngày, thậm chí theo đặc thù của từng cơ thể khác nhau: ví dụ một người có thể hoàn toàn khỏe mạnh với huyết áp 90/60mmHg thì người khác có thể rất mệt mỏi, khó chịu khi huyết áp là 100/60mmHg...
Huyết áp được gọi là tụt (hạ huyết áp hay huyết áp thấp) khi trị số huyết áp < 90/60mmHg hay chính xác là khi huyết áp bị giảm tới mức gây chóng mặt, xây xẩm hay ngất xỉu.
Huyết áp thấp không phải là bệnh mà chỉ là một biểu hiện do nhiều nguyên nhân gây ra: ví dụ thiếu máu, mất máu, mất nước, suy yếu cơ tim, tổn thương van tim, rối loạn hệ thần kinh điều hòa tim và mạch máu...
Chóng mặt là một triệu chứng có thể do nhiều bệnh lý gây nên. Nếu chị thường xuyên bị chóng mặt kèm theo huyết áp thấp (theo các tiêu chuẩn trên) thì có thể triệu chứng chóng mặt này do huyết áp thấp.
Chích thuốc bổ và ăn nhiều thức ăn bổ dưỡng chỉ giúp cải thiện chóng mặt và huyết áp thấp do cơ thể suy nhược, thiếu máu mạn tính. Chị có thể thử phương pháp này trong một thời gian, nếu không bớt thì nên đến khám chuyên khoa tim mạch và thần kinh để được chẩn đoán thêm.
BS Châu Thị Kiều Oanh
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình