Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Bệnh viêm tuyến giáp lan toả có nguy hiểm không?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Kết quả xạ hình tuyến giáp của tôi là: Tuyến giáp bắt xạ mờ lan tỏa, khả năng do viêm. Nhưng tôi không hiểu như vậy có nguy hiểm không? Xin bác sĩ giải đáp giùm. Cảm ơn bác sĩ.
Trả lời
Viêm tuyến giáp lan toả. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào bạn,
Xạ hình tuyến giáp sử dụng nguyên lý đo độ tập trung 131I, ghi hình giúp đánh giá vị trí, kích thước, cấu trúc và hoạt động chức năng tuyến giáp. Kết quả đo nghi ngờ tuyến giáp bị viêm lan toả, cần kết hợp với các xét nghiệm khác mới đưa ra được kết luận chẩn đoán.
Bạn vui lòng cung cấp thêm kết quả siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm máu chức năng tuyến giáp và các triệu chứng lâm sàng, tuổi, giới, diễn tiến bệnh để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Thân mến.
Xạ hình tuyến giáp sử dụng nguyên lý đo độ tập trung 131I, ghi hình giúp đánh giá vị trí, kích thước, cấu trúc và hoạt động chức năng tuyến giáp. Kết quả đo nghi ngờ tuyến giáp bị viêm lan toả, cần kết hợp với các xét nghiệm khác mới đưa ra được kết luận chẩn đoán.
Bạn vui lòng cung cấp thêm kết quả siêu âm tuyến giáp, xét nghiệm máu chức năng tuyến giáp và các triệu chứng lâm sàng, tuổi, giới, diễn tiến bệnh để bác sĩ tư vấn cụ thể hơn cho bạn nhé!
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bướu cổ là từ ngữ dân gian, thường để nói đến tình trạng tuyến giáp to ra. Nếu tuyến giáp to đều (cả 2 bên) thì được gọi là bướu giáp lan tỏa. Hầu hết tình trạng này là lành tính không nguy hại trực tiếp tới tính mạng người bệnh nhưng cũng có thể phát triển thành ung thư nên khi phát hiện cần được thăm khám, kiểm tra theo định kỳ. Bướu giáp lan tỏa được chia làm hai loại: Bướu giáp lan tỏa không độc và bướu giáp lan tỏa nhiễm độc: - Bướu giáp lan tỏa không độc (bướu giáp lan tỏa lành tính): Các bướu giáp lan tỏa đơn thuần (chức năng tuyến giáp bình thường), về lâu dài có xu hướng dẫn đến suy giáp, một số diễn biến thành cường giáp (lúc này gọi là bướu giáp độc). Cần kiểm tra chức năng tuyến giáp định kỳ để phát hiện sớm các diễn biến này. - Bướu giáp lan tỏa nhiễm độc (hay còn gọi là Basedow): là bệnh cường chức năng tuyến giáp kết hợp bướu phì đại lan tỏa. Nguyên nhân có thể do chấn thương tinh thần, loạn dưỡng thần kinh, tuần hoàn, di truyền… Trong đó tăng tiết hormon giáp là nguyên nhân cơ bản trong cơ chế bệnh sinh bệnh Basedow. Bướu giáp lan tỏa thường là lành tính. Bướu giáp lan tỏa nhỏ thường không có triệu chứng nên không cần điều trị. Bướu giáp lớn hơn gây chèn ép, khó nuốt, khó thở hoặc bướu to gây mất thẩm mỹ có thể điều trị bằng Levothyroxin liều ức chế TSH xuống ở giá trị tối thiểu, làm thu nhỏ bướu giáp và giảm các triệu chứng. Một số trường hợp cần phẫu thuật để giảm triệu chứng hoặc vì thẩm mỹ, phẫu thuật không làm thay đổi bản chất của bệnh gây ra bướu giáp. Đối với bướu giáp lan tỏa nhiễm độc (Basedow) tuy không có cách chữa nhưng có những phương pháp trị liệu làm giảm lượng hormone tuyến giáp (thyroxine) và giảm nhẹ triệu chứng. Thuốc sử dụng có thể là: Beta-blockers làm giảm triệu chứng của nhịp tim, đổ mồ hôi và lo lắng, thuốc Antithyroid để giảm số lượng hormone thyroxine. Các tuyến giáp hoạt động quá mức cần được điều trị bằng iod phóng xạ hoặc phẫu thuật tuyến giáp. Nói chung, phòng bệnh bướu cổ quan trọng nhất là chế độ ăn hằng ngày cần bổ sung đầy đủ i-ốt. Việc bổ sung i-ốt phải phù hợp nhu cầu sinh lý, hằng ngày và liên tục kể cả sau khi đã giải quyết các rối loạn do thiếu i-ốt. Theo khuyến cáo WHO, lượng i-ốt trong khẩu phần ăn hằng ngày như sau: - 150 mcg/ngày đối với thanh thiếu niên và người trưởng thành - 200 mcg/ngày đối với phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú - Trẻ em từ 1-11 tuổi: 90-120 mcg/ngày - Trẻ sơ sinh 0-12 tháng: 50 mcg/ngày. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình