-
Bệnh tay chân miệng nên phòng ngừa như thế nào?
Câu hỏi
Bác sĩ cho em hỏi, Bệnh tay chân miệng nên phòng ngừa như thế nào, các dấu hiệu nhận biết trẻ đã mắc bệnh và cách chữa trị ra sao?
Trả lời
- Sốt là triệu chứng thấy rõ nhất ở bệnh tay chân miệng. Thường trẻ sốt nhẹ ở 37,5-38 độ C hoặc sốt cao 38-39 độ C.
- Loét miệng do các bóng nước đường kính 2-3 mm trên niêm mạc miệng vỡ ra tạo thành những vết loét, làm cho trẻ rất đau khi ăn và tăng tiết nước bọt.
- Bóng nước xuất hiện trên lòng bàn tay, lòng bàn chân, niêm mạc miệng, đầu gối, mông, ấn vào không đau.
- Một số trường hợp bóng nước xuất hiện rất ít xen kẽ với những hồng ban; hoặc không có bóng nước mà chỉ hồng ban đơn thuần, hay chỉ loét miệng đơn thuần.
- Triệu chứng báo hiệu bệnh nặng: Sốt cao không giảm, nôn ói nhiều, tay chân run, dáng đi loạng choạng, thở nhanh, khi ngủ hay bị giật mình.
Điều trị
Khi thấy trẻ có biểu hiện của bệnh tay chân miệng, cần cho trẻ nghỉ học, cách ly nguồn bệnh tránh lây lan cho trẻ khác.
Do chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, nên các trẻ bị tay chân miệng chỉ điều trị hỗ trợ (không dùng kháng sinh khi không có bội nhiễm).
Ở cấp độ 1 bệnh nhân có thể điều trị tại nhà. Lúc này, mẹ cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cho bé bằng cách tắm rửa mỗi ngày. Khuyến khích bé rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa việc tái nhiễm bệnh. Các đồ dùng của bé như đồ chơi, chăn gối, màn… cần được giặt giũ và sát khuẩn đúng cách. Ngoài ra, cần theo dõi sát trẻ để phát hiện sớm các triệu chứng biểu biện bệnh nặng như đã nói ở trên để được điều trị kịp thời. Đồng thời phải bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ, nâng cao thể trạng. Tiếp tục cho trẻ bú mẹ, ăn đồ ăn loãng, vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi, tránh kính thích.
Nếu trẻ sốt, cần cho uống thuốc hạ sốt Paracetamol đơn chất theo đúng liều lượng, cân nặng của trẻ. Cụ thể, trẻ uống đúng liều theo chỉ định là 10mg-15 mg/kg mỗi lần khi sốt trên 38,5 độ C. Ví dụ, trẻ nặng 10kg sẽ dùng mỗi lần 100-150mg thuốc. Chỉ lặp lại liều tiếp theo sau 4 giờ nếu trẻ còn sốt, thường dùng 3-4 lần một ngày. Tổng liều tối đa không quá 60mg/kg trong 24h. Không dùng thuốc hạ sốt cho trẻ bị các bệnh gan, tim, thận… mà không có hướng dẫn của bác sỹ.
Ở cấp độ 2 trở lên phải theo dõi trong bệnh viện, nhằm phòng tránh những biến chứng nguy hiểm lên hệ thần kinh, chủ yếu là viêm não, thứ 2 là biến chứng ở hệ tim mạch như viêm cơ tim gây suy tim cấp sẽ dẫn đến ngừng tuần hoàn hay suy các cơ quan khác, phù phổi ...
Phòng bệnh
Hiện nay chưa có văcxin để phòng bệnh tay chân miệng. Do đó, bố mẹ cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá, đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây. Cụ thể:
- Vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng (đặc biệt sau khi thay quần áo, tã, sau khi tiếp xúc với phân, nước bọt).
- Rửa sạch đồ chơi, vật dụng, sàn nhà.
- Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn Cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác.
- Hạn chế thói quen trẻ ngậm mút tay. Không cho trẻ nhỏ ngậm vú giả. Luôn cắt móng tay và móng chân cho trẻ sạch sẽ, kể cả người lớn.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu lây qua đường tiếp xúc thông thường. Bệnh do virus coxsackie A16 và virus entero 71 gây ra. Các virus này sống trong đường tiêu hóa, lây lan từ người bệnh sang người lành. Người lớn cũng có thể mắc bệnh này, song nhiều người nhiễm virus nhưng không có biểu hiện của bệnh. Qua việc thăm khám thường quy, bác sĩ sẽ xác định trẻ bị bệnh tay chân miệng hay mắc một chứng bệnh khác bằng cách đánh giá: |
Nguyên Trưởng khoa Nội 1, BV Nhi đồng 2
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình