Hotline 24/7
08983-08983

Bệnh nhân gai gót chân cần lưu ý gì trong sinh hoạt thường ngày?

Câu hỏi

Trong sinh hoạt hằng ngày, bệnh nhân cần lưu ý gì, cần tránh những động tác nào, thưa bác sĩ?

Trả lời
Cấu tạo dây chằng gót chân. Ảnh minh họa - Nguồn: Internet

Chào bạn Trang,
Chắc chắn khi chưa bị bệnh, chúng ta nên phòng ngừa: tránh các tư thế vui đùa như nhảy trên cao xuống mặt đất cứng, tránh chơi các môn thể thao mà không có đôi giày phù hợp như chạy mà đi đôi giày đế mỏng, không có độ đàn hồi thì ít nhiều bên dưới bàn chân sẽ bị ảnh hưởng, những dây chằng chịu áp lực tác động lên. Còn trong sinh hoạt hằng ngày, các bạn nên có đôi dép mềm, dép mút cao su có dộ dày tương đối khoảng 2-3 phân, tăng thêm độ đàn hồi ngoài mô đệm dưới lòng bàn chân của mình, tránh bớt những áp lực lên trên nó thì hy vọng các bạn sẽ không phải gặp bác sĩ Trân về vấn đề bị đau vùng gót chân.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:

 

Đứt dây chằng cổ chân là tình trạng thường gặp trong cuộc sống, nguyên nhân chủ yếu thường gặp là do các hoạt động như: Chạy, nhảy, tai nạn giao thông,... Bệnh nếu không được sớm phát hiện và có cách điều trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Vậy dấu hiệu đứt dây chằng cổ chân là gì và xử lý như thế nào? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Cấu trúc cổ chân bao gồm xương chày và xương mác nằm ở cẳng chân và vùng bàn chân là xương gót, xương sên,… Được bao quanh bởi một hệ thống các dây chằng, trong đó dây chằng ở phía ngoài cổ chân là dễ bị tổn thương dẫn tới đứt nhất.

Người bị đứt dây chằng ở cổ chân sẽ cảm thấy thấy nhói ở vị trí cổ chân, mắt cá chân hoặc cả gót chân tùy vào mức độ tổn thương, gây hạn chế vận động cho người bệnh, các khớp trở nên tê dại, cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc lúc đau lúc không.

Cách xử lý khi bị đứt dây chằng cổ chân

Để giảm đau khi bị đứt dây chằng cổ chân các bạn có thể áp dụng một số cách như:

- Chườm lạnh: Chườm lạnh là cách làm tê nhanh chóng giúp giảm đau, ngăn ngừa phù nề hiệu quả. Người bệnh sử dụng mảnh vải mỏng bọc 3 - 4 viên đá lại rồi chườm lên vị trí cổ chân bị đứt dây chằng sẽ thấy các triệu chứng đau nhức giảm đáng kể. Tránh việc chườm nóng vì điều này sẽ làm gây ra việc giãn mạch, khiến cho khớp sưng to.

- Ngưng vận động: Ngay khi phát hiện các triệu chứng đứt dây chằng cổ chân người bệnh nên ngưng lại mọi hoạt động có liên quan tới chân để tránh bệnh tiến triển nặng.  

- Ép chằng cổ chân: Người bệnh sử dụng băng thun để băng ép dây chằng khớp cổ chân trong vòng khoảng 48 giờ để khớp không bị tổn thương nặng dẫn tới thoái hóa, lúc đó điều trị thoái hoá cổ chân sẽ khó hơn rất nhiều.

Lưu ý: Người bệnh nên thực hiện căng nhẹ băng thun không nên chặt quá mà cũng không được lỏng quá.
- Nghỉ ngơi: Thực hiện các chế độ nghỉ ngơi hợp lý và nên hạn chế việc di chuyển sẽ giúp người bệnh mau chóng phục hồi các tổn thương cổ chân.

- Chế độ dinh dưỡng: Cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng với những thực phẩm giàu chất kẽm, đồng, canxi, silicium, giúp tăng cường sức khỏe xương khớp, đồng thời thúc đẩy dây chằng cổ chân được phục hồi nhanh hơn.

- Ngoài ra, sau khi giảm bớt sưng phù, người bệnh nên mang giày dép y khoa hoặc lót giày y khoa giúp giảm áp lực cơ thể lên bàn chân để dây chằng ở cổ chân nhanh chóng trở lại bình thường.
Đoàn Thị Huyền Trân
Trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Nhân dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X