Hotline 24/7
08983-08983

Bé khò khè nhiều dù đã dùng thuốc xịt, phụ huynh nên làm gì?

Câu hỏi

BS cho em hỏi, Bé trai của em từ hơn 2 tháng nay khò khè kéo dài, sau đợt viêm phổi uống kháng sinh thì hết, vài ngày sau đó lại bị tiếp, lúc đầu là khò khè nhẹ, sau đó nhiều hơn, đã dùng thuốc xịt Flixotide, khi bé bị nhiều thì xông Ventoline, ngày có khoảng 2 lần bị. Xin BS cho em lời khuyên, xin cám ơn.

Trả lời
Phụ huynh nên xịt mũi cho bé đúng cách khi con bị khò khè, nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Phụ huynh nên xịt mũi cho bé đúng cách khi con bị khò khè, nghẹt mũi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Theo mô tả thì bé bị suyễn. Nếu bị suyễn thì phải kiên trì, làm đúng hướng dẫn, dùng thuốc để phòng lên cơn. Khi xịt phải biết chắc xịt đùng vì đa số người dùng thuốc xịt xịt sai, hỏi kỹ cách xịt hiệu quả khi tiếp xúc với BS cho toa xịt thuốc ngừa.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng viêm và hẹp đường hô hấp gây khó thở có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh hoặc trẻ em nói chung. Nhiều người chỉ dùng từ “hen” hoặc “suyễn” để chỉ cùng căn bệnh này. Ngoài ra, một số chuyên gia dùng cụm từ “hen phế quản” để miêu tả rõ hơn về căn bệnh này. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh hen suyễn ở trẻ em là tình trạng trẻ thở khò khè.

Khi trẻ tiếp xúc với các chất gây dị ứng, chẳng hạn như phấn hoa, bào tử nấm mốc, lông động vật, chất gây ô nhiễm đường hô hấp gồm khói thuốc lá và mùi sơn, tình trạng co hẹp đường thở càng gia tăng mạnh, khiến các bé khó thở hoặc không thở được, tình trạng này được gọi là “cơn hen”. Cơn hen cũng có thể xảy ra ở những trẻ đang bị nhiễm trùng đường hô hấp do virus hay đôi khi là do tập thể dục quá sức hoặc hít phải không khí lạnh.

Mặc dù hen suyễn được xem là bệnh mãn tính nghiêm trọng nhưng nếu được theo dõi cẩn thận, hầu hết trẻ bị hen suyễn có cuộc sống bình thường và năng động. Mức độ nghiêm trọng của bệnh thường giảm dần khi trẻ lớn lên và đường thở mở rộng hơn.

Nếu đã xác định bé bị bệnh hen suyễn, bác sĩ sẽ đề nghị một số cách khác nhau để kiểm soát bệnh. Trước hết, để xử lý các cơn hen, bé có thể sẽ cần thuốc dạng hít để làm giãn khí quản giúp dễ thở, các thuốc kháng viêm để giảm viêm đường hô hấp, thuốc kháng sinh nếu có nhiễm trùng thứ cấp tiềm tàng do cơn hen. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ giúp bố mẹ có một số biện pháp để phòng bệnh.

Với sự tư vấn của bác sĩ, bạn có thể tìm ra nguyên nhân của những cơn hen, có thể là bệnh đường hô hấp hoặc một vấn đề liên quan tới môi trường, chẳng hạn như chất gây dị ứng hoặc khói thuốc lá hay do thời tiết quá lạnh. Từ đó, hãy hạn chế sự tiếp xúc của bé với những tác nhân trên để tránh khởi phát các cơn hen. Thông thường, trẻ bị bệnh hen suyễn sẽ cần thực hiện những điều sau:

- Hạn chế tiếp xúc với máy lạnh
- Không vận động quá mạnh
- Tránh những chỗ có nhiều khói, bụi, khói thuốc lá
- Giảm tiếp xúc với những động vật dễ rụng lông
- Ăn ít những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng, đậu phộng, sữa bò, lúa mì…

Xét nghiệm dị ứng cũng có thể hữu ích, bởi kết quả xét nghiệm sẽ giúp xác định những loại tác nhân có thể khiến bé dị ứng. Bạn có thể xem xét việc loại bỏ thảm, rèm cửa và thú nhồi bông trong phòng của trẻ để giảm bụi và tiếp xúc với bụi. Bạn cũng cần hướng dẫn người chăm sóc bé về bệnh hen suyễn và cách điều trị cho bé.

Để giảm các cơn hen, mẹ có thể thử sử dụng máy phun sương trong phòng ngủ của bé, kê đầu và cổ của bé khoảng 30 độ hoặc hơn khi bé ngủ để giúp bé dễ thở hơn.


BS Trương Hữu Khanh
Trưởng khoa nhiễm - thần kinh - BV Nhi đồng 1
Trích từ "Hỏi bác sĩ nhi đồng"

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X