Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bao lâu có thể chơi bóng chuyền sau nứt xương quay cổ tay?
Câu hỏi
Bác sĩ ơi, Em bị nứt xương quay cổ tay, đã cắt băng 2 tuần rồi. Vậy em thoa thêm thuốc Salonpas vào chỗ bị thương có ích hay hại gì không bác sĩ? Khoảng bao lâu em mới chơi thể thao được ạ (bóng chuyền)? Thuốc uống của em sau hai tuần: AHEVIP 90; ALPHADEKA DK; MEYERCARMOL 750; OMEPRAZOL DHG.
Trả lời
Thứ nhất là tại sao em cần phải dán thêm thuốc Salonpas vào vùng cổ tay? Vết thương của em còn đau hay do em vận động mạnh, chấn thương lại nên đau? Nếu như sau 2 tuần tháo bột hay băng cố định rồi mà em còn đau là em phải tái khám kiểm tra lại tại chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình, xem nguyên nhân do đâu để xử trí thích hợp, đừng tự ý sử dụng thuốc giảm đau dạng dán như Salonpas để cầm chừng.
Về việc chơi lại bóng chuyền, thì thời gian liền xương trung bình là khoảng 1-2 tháng, tuy nhiên để xương trở lại cấu trúc ban đầu (độ chắc, khỏe) thì phải mất nhiều tháng, quá trình này phụ thuộc vào nhiều yếu tố; tuổi càng trẻ thì khả năng liền xương càng tốt, người hút thuốc lá thì xương lành chậm hơn... Một số trường hợp gãy phức tạp có thể không được chơi lại các môn thể thao có tính va chạm cao như vậy sau này nữa.
Hiện tại chắc chắn em chưa chơi được bóng chuyền vì xương chưa lành vững đâu. Khi em đã lành bệnh hoàn toàn, hoạt động bình thường không còn đau nhức nữa thì nếu muốn chơi bóng chuyền lại em cần có 1 thời gian tập luyện ít nhất vài tháng và có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa Y học Thể thao hay Chấn thương chỉnh hình đang điều trị cho em (người nắm rõ bệnh lý của em nhất).
Bắt đầu từ các động tác đơn giản đến phức tạp hơn, xem lúc tập thì tay có đau không, tốt nhất em nên tập dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên. Khi em không còn đau chỗ gãy khi tập thể thao, tầm vận động khớp bình thường, sức bật và di chuyển đa hướng tốt thì có thể quay lại chơi thể thao.
Thân mến.
Gãy xương quay tay là tình trạng đầu dưới khớp xương quay ở phía trên khớp quay tụ cốt bị vỡ, nứt, gãy một phần hoặc gãy toàn bộ. Cùng với đó là các di lệch khác nhau như: xương quay tay gãy bị di lệch ra sau, bị di lệch ra trước, bị di lệch lên trên, bị di lệch xuống dưới. Ngoài ra còn có một số kiểu gãy ít phổ biến hơn là gãy hai đầu xương cài nhau, gãy vào khớp hình chữ V, gãy vào khớp hình chữ T, gãy xương quay tay lún. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình