Hotline 24/7
08983-08983

Ban đêm em nhìn ánh đèn pha giống như ngọn lửa hàn xì, mắt em bị gì vậy ạ?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em là con trai, 25 tuổi. Em đã có 1 bệnh mắt rất lạ. Bệnh này xuất hiện cách đây 5 tháng, sau lúc em làm việc quá sức căng thẳng, trầm cảm. Có lần em có cảm giác xỉu giống như đột quỵ, sau đó em đi khám tổng quát tại bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng), các bác sĩ kết luận bình thường và kết luận do rối loạn lo âu. Em có thêm bệnh mắt bị chóa khi nhìn ánh sáng mạnh sau lần bệnh này. Em đã đi khám 2 lần tại bệnh viện Mắt Đà Nẵng: đo khúc xạ (cận 1 điop 2 mắt), đo nhãn áp, chụp OCT. Bác sĩ kết luận bình thường. Bệnh của em có dấu hiệu như sau: - Em bị chóa mắt khi có kính cận và không có kính thì cũng vậy - Khi nhìn vào bóng đèn đường hay đèn xe máy, đèn pha xe hơi thì có nhiều chùm tia ánh sáng nhỏ dạng hồ quang (giống như hồ quang người thợ hàn đang hàn vậy). Càng nhìn xa thì chùm tia càng lớn, dài ra và ở giữa giống như ngọn lửa (kim loại nóng chảy) vậy. - Nếu nhìn lâu thì sẽ bị tức mắt. Em đang đi làm hay về đêm đi lại rất khó khăn, phải có người đưa đón nhưng ban ngày thì em đi lại bình thường, thị lực bình thường. Chỉ sợ ánh sáng mạnh như các đèn đường, đèn pha xe máy, đèn pha xe hơi. Bệnh của em gần giống với đục thủy tinh thể nhưng các BS ở đây đã xác định là không phải và kết luận cho em là bệnh rối loạn điều tiết mắt. Em đã uống thuốc Eyecom và nhỏ thuốc Tearidone nhưng không đỡ tí nào. Em nhờ bác sĩ xem ảnh chụp OCT của em tại bệnh viện Mắt Đà Nẵng. Mong được bác sĩ tư vấn cho em vì hiện tại em đang rất lo lắng. Em xin chân thành cảm ơn bác sĩ! (Minh Thắng - Đà Nẵng)

Trả lời

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ

TTƯT.BS CK2 Nguyễn Thế Hồ

Trưởng khoa mắt, Bệnh viện Trưng Vương TPHCM - Bệnh viện Trưng Vương TPHCM

Bạn Thắng thân mến,

 

Cảm ơn bạn đã gửi file ảnh cho AloBacsi:
 
 

 
Mắt chúng ta cảm nhận được ánh sáng và nhìn được các vật thể là nhờ cấu tạo bởi hai bộ phận.

 

Bộ phận thứ nhất gồm những cấu trúc trong suốt giúp ánh sáng đi xuyên vào trong mắt và hội tụ trên lớp thần kinh cảm nhận ánh sáng. Bộ phận này gồm lớp nước mắt (phủ trên bề mặt nhãn cầu), giác mạc, thủy dịch, thủy tinh thể và pha lê thể.

 

Bộ phận thứ hai là lớp thần kinh cảm nhận ánh sáng mà y học gọi là võng mạc. Lớp võng mạc khi tổn thương sẽ gây giảm thị lực, hoàn toàn không bao giờ gây ra hiện tượng chóa mắt. Chính vì vậy trên OCT bạn không thể thấy tổn thương võng mạc trong trường hợp này.

 

Các cấu trúc trong suốt mỗi khi chỉ cần có một điểm nhỏ không còn tính chất này nữa sẽ làm ánh sáng đi ngang qua bị nhiễu xạ và gây chóa. Bạn đã từng thấy kính xe hơi khi bị rạn thì tài xế bị chóa  mắt không thể lái được nhất là khi gặp ánh sáng mạnh. Vậy bạn có thể bị tổn thương một trong những cấu trúc trong suốt, thông thường là lớp nước mắt hoặc giác mạc hay thủy tinh thể.

 

Với đèn khám mắt sinh hiển vi và một số nghiệm pháp ta có thể phát hiện tổn thương các cấu trúc này. Đôi khi cũng khó phát hiện tổn thương vì nó quá nhỏ hoặc quá ít. Nhưng dẫu sao đây cũng là một hiện tượng bệnh lý không quá nguy hiểm cho mắt mà chỉ gây hơi khó chịu.

 

Chúc bạn may mắn! 

 

 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: kbol@alobacsi.vn.

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.


 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X