ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Thưa bác sĩ, cơ thể em khá thừa cân, đã dùng nhiều phương pháp để giảm cân, tuy có giảm cân nặng nhưng sau một thời gian lại tăng khiến em rất hoang mang và mệt mỏi. Tình trạng này diễn ra khá nhiều lần. Mong bác sĩ hướng dẫn em cách giảm cân an toàn và hiệu quả ạ? Cám ơn bác sĩ nhiều.
ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương
Trưởng khoa Nội soi tiêu hóa, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Giảng viên đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch
Giảm cân bằng cách ăn các loại salad, thực phẩm ít hoặc không tinh bột. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chúng ta nên đặt cho mình mục tiêu giảm cân, mỗi tháng đánh giá lại thì chúng ta sẽ đạt được.
Đầu tiên là tính chỉ số BMI, đặt mục tiêu giảm bao nhiêu để chỉ số đạt về dưới 23.
Còn những người có chỉ số BMI dưới 23 thì cũng nên cân nhắc lại có nhất thiết phải giảm cân hay không. Thông thường, ở phái nữ nếu chỉ số BMI từ 19-23 là bình thường, ở nam giới khoảng 22-23 là bình thường vì nam có khối lượng xương nặng hơn nên chỉ số hơi cao hơn một chút. Lúc này, chuyện giảm cân rất khó vì cơ thể bạn đang đạt ở ngưỡng bình thường rồi.
Người bình thường, lao động trí óc thì cần 1800-2000Kcalo/ngày, những người lao động chân tay thường không có nhu cầu giảm cân vì họ tiêu hao năng lượng rất nhiều. Chúng ta nạp năng lượng ít hơn mỗi ngày, chia ra 3 bữa ăn, chiều tối nên ăn ít, “buổi sáng ăn như 1 ông vua, buổi tối ăn như một kẻ ăn mày”.
Một số người hay ăn vặt, bữa xế, đặc biệt là những thức ăn vặt như bánh tráng trộn, trà sữa, thức ăn nhanh.... thường ngọt và béo, chứa chất béo bão hòa rất tốt cho việc tăng cân, nhưng lại liên quan đến những bệnh về sau như huyết áp, tiểu đường, gan nhiễm mỡ, mỡ máu... nên chúng ta cần bỏ thói quen ăn vặt.
Có nhiều người ăn vặt bằng trái cây, nhưng ăn sầu riêng, nho, mít, xoài... những trái cây này dễ tăng cân vì trái cây có chứa đường fructose, hấp thu vào máu rất nhanh, chuyển hóa thành năng lượng rất nhanh. Nếu ăn vặt, tất cả sẽ được chuyển hóa thành năng lượng nhưng không được sử dụng sẽ chuyển thành tế bào mỡ, giữ lại trong người gây nên béo phì.
Nhu cầu năng lượng mỗi ngày là 1800-2000Kcalo. Một chén cơm tạo ra 400Kcalo, 1 cái bánh trung thu tạo ra 600-700Kcalo,... Chúng ta không ăn nhiều chất béo, nhưng 1 ngày ăn 2-3 chén cơm, chưa tính đến thức ăn, thì chúng ta đã ăn hết 2/3 năng lượng, cần cắt giảm và thay thế bằng rau, thịt. Tinh bột có khuynh hướng tạo axit amin, tạo khối cơ nhiều hơn nên cần hạn chế. Chất béo cũng nên hạn chế vì nó tạo năng lượng gấp đôi chất đường. Những chất là kẻ thù của giảm cân là chất ngọt, bột đường và chất béo.
Vì vậy chúng ta nên hạn chế những món ngọt, trái cây ngọt, đường tinh luyện và chất béo bão hòa như thức ăn nhanh, đồ chiên công nghiệp.
Bên cạnh đó chúng ta nên tăng cường chạy bộ, 1 ngày chạy 30 phút nhưng phải ra mồ hôi và uống nước bù thì việc tiêu hao năng lượng mới hiệu quả.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình