Hội thảo ở Cần Thơ: Cơ hội vàng lắng nghe chia sẻ kinh nghiệm quý giá về cấp cứu đột quỵ
Hội thảo khoa học về đột quỵ vừa được tổ chức thành công tại Cần Thơ, quy tụ 20 chuyên gia hàng đầu về thần kinh, đột quỵ trong và ngoài nước cùng hơn 200 bác sĩ tham gia.
Với chủ đề “Cập nhật chẩn đoán điều trị đột quỵ và ý nghĩa thời gian vàng trong can thiệp nội mạch cấp cứu”, 18 báo cáo khoa học được trình bày tại Hội thảo có nhiều giá trị thực tiễn như: Cập nhật điều trị nội khoa đột quỵ nhồi máu não, xuất huyết não; Chẩn đoán điều trị bệnh mạch máu tủy; Hình ảnh học CT, MRI trong đột quỵ xuất huyết, nhồi máu não; Can thiệp nội mạch trong điều trị trong đột quỵ do tồn tại lỗ bầu dục…
Quang cảnh Hội nghị khoa học về Đột quỵ diễn ra tại Hội trường thành ủy TP Cần Thơ trong hai ngày 20, 21/7
Các chuyên gia nước ngoài đến từ Pháp, Nhật Bản, Thái Lan… tuy mất khá nhiều thời gian di chuyển đến TPHCM, sau đó mất thêm 4 tiếng đồng hồ đến Cần Thơ nhưng tất cả đều nhiệt tình chia sẻ với các học viên ham học hỏi.
TS.BS Trần Chí Cường - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh TPHCM điều hành buổi Hội thảo
“Thời gian cấp cứu đột quỵ phải nhanh và đồng bộ như thay bánh xe đua thể thức F1”
Đó là mô hình mà TS.BS Nguyễn Huy Thắng - BV Nhân dân 115 ví von, mong ước khi thực hiện cấp cứu đột quỵ. Nếu như việc thay bánh xe trên đường đua là kết quả của sự phối hợp nhuần nhuyễn các bộ phận thì việc cấp cứu bệnh nhân đột quỵ muốn kịp thời và thần tốc sẽ cần các bộ phận cùng chung sức. Việc cấp cứu kịp thời giúp cho người bệnh tránh tử vong và biến chứng nặng nề.
Trong bài báo cáo “Cập nhật điều trị nội khoa đột quỵ nhồi máu não, xuất huyết
não”, TS.BS Nguyễn Huy Thắng cho biết, mỗi năm, Việt Nam
có khoảng 200.000 ca đột quỵ và thực tế có thể còn cao hơn thế.
TS.BS Nguyễn Huy Thắng - Trưởng khoa Bệnh lý Mạch máu não - BV Nhân dân 115
Theo thống kê từ Lancet Neurol được TS.BS Nguyễn Huy
Thắng đưa ra, tỉ lệ mắc đột quỵ ở các nước có thu nhập cao là 42% và tăng hơn
100% ở các nước có thu nhập thấp, tỉ lệ tử vong chung từ 18-35%. Tính riêng tại
BV Nhân dân 115 (TPHCM), nếu như năm 2005 có khoảng 1.210 ca đột quỵ được tiếp
nhận thì con số này đã tăng vọt lên đến 10.650 ca ở năm 2016.
Đột quỵ hiện là căn bệnh chiếm tỉ lệ tử vong cao thứ ba thế giới, chỉ sau ung thư và tim mạch - đang trở thành gánh lo của toàn cầu, không loại trừ bất cứ quốc gia, khu vực nào trên thế giới.
Có một thực tế là gần như đa số bệnh nhân đột quỵ đều
nhập viện trong giai đoạn trễ. Cụ thể, chỉ có 17,30% bệnh nhân được nhập viện
dưới 4,5 giờ từ khi cơn đột quỵ bắt đầu; 3,5% số ca nhập viện từ 4,5 - 6 giờ đồng
hồ; gần 80% từ 6 - 24 giờ.
Cần phải tuyên truyền và những cảnh báo sớm để bệnh nhân được di chuyển tới bệnh viện sớm hơn.
“Cấp
cứu đột quỵ không phải là kĩ thuật gì quá cao siêu, một ekip chỉ cần 2-3 bác sĩ
và 3 y tá được đào tạo bài bản là có thể giải quyết tốt được các vấn đề
ban đầu cho bệnh nhân” - TS.BS Nguyễn Huy Thắng nhận định.
Đến nay, Việt Nam đã có khoảng hơn 50 cơ sở y tế có thể làm nhiệm vụ cấp cứu đột
quỵ. Tuy nhiên, số trung tâm can thiệp đột quỵ còn khá ít và chỉ tập
trung ở các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM, đây cũng là bài toán khó
trong việc làm giảm thiểu số ca tử vong và di chứng nặng nề sau đột quỵ.
Có hơn 200 chuyên gia và học viên tham dự 18 đề tài thảo luận, kéo dài trong 2 ngày
Tối ưu hóa điều trị là việc những người tham gia công tác cấp cứu, điều trị đột quỵ đều mong muốn hướng tới. Đó là sự phối hợp ăn ý tổng lực của: Phương tiện (CT-scan, đo huyết áp…) được trang bị trên chính xe cấp cứu; Một ekip lành nghề và ăn ý sẵn sàng trực chiến...
Trên thực tế, ở các nước tiên tiến, họ đã trang bị máy móc xét nghiệm chẩn đoán ngay trên xe cấp cứu. Trên đường tới bệnh viện, bệnh nhân được làm các xét nghiệm chụp chiếu và chẩn đoán bước đầu. Dữ liệu của bệnh nhân sẽ được truyền thẳng về bệnh viện để hội chẩn nhanh và thống nhất phương án điều trị.
Khi xe cấp cứu vừa về đến cổng là bệnh nhân sẽ được đưa ngay vào phòng xử lý, không phải chờ đợi một giây phút nào.
Ở Việt Nam, lấy ví dụ điển hình là ở BV Nhân dân 115, tuy chưa được trang bị những thiết bị quá hiện đại như trên thế giới nhưng công tác cấp cứu trên bệnh nhân đột quỵ luôn được ưu tiên số một. Thời gian tiếp nhận bệnh nhân đến khi tiến hành chụp xong CT-scan ở khoảng thời gian tối thiểu. Các khâu hội chẩn, can thiệp đột quỵ, DSA… cũng được rút gọn hơn.
So sánh mô hình cấp cứu đột quỵ cũng phải đồng bộ và nhuần nhuyễn đến từng bộ phận như việc thay bánh xe đua công thức F1, TS.BS Nguyễn Huy Thắng quyết tâm:
“Người ta đã tìm cách rút ngắn
thời gian thay bánh xe F1 từ tối thiếu 2 phút xuống còn 2 giây thì với chúng
ta, những người làm can thiệp càng phải "chạy đua" với thời gian hơn nữa.
Thời gian là vàng, là sinh mạng con người. Nơron thần kinh là thứ mất đi vĩnh viễn không thể lấy lại được. Phối hợp nhuần nhuyễn ở tốc độ cao - chúng ta sẽ chắc thắng”.
“Bệnh nhân là quan trọng nhất”
PGS.TS Lê Văn Trường - Trưởng khoa Chẩn đoán và can thiệp Tim mạch - BV Trung ương Quân đội 108, đã quả quyết như thế khi trình bày bài báo cáo: “Thuận lợi và khó khăn trong thực tế điều trị đột quỵ não cấp: Kinh nghiệm điều trị tái thông nội mạch cấp cứu tại BV Trung ương Quân đội 108”.
Theo PGS.TS Lê Văn Trường, các kĩ thuật hiện đại đang đóng góp vai trò to lớn trong việc giải quyết được các vấn đề: Tái thông nội mạch; lấy các huyết khối ở các động mạch nhỏ; Can thiệp nút túi phồng động mạch não và dị dạng động tĩnh mạch não, đặt stent động mạch não, đặt stent động mạch cảnh, đặt stent đảo dòng chảy trong điều trị phồng động mạch não… Tuy nhiên, có một thực tế, càng có nhiều kĩ thuật hiện đại bao nhiêu thì yếu tố con người lại càng được chú trọng bấy nhiêu.
PGS.TS Lê Văn Trường - Trưởng khoa Chẩn đoán và can thiệp Tim mạch - BV Trung ương Quân đội 108
Một ekip phẫu thuật cấp cứu đột quỵ thường phải đảm
bảo có sự góp mặt của ít nhất 4 chuyên khoa có mặt ở ngay giây phút đầu tiên: Cấp
cứu, Chẩn đoán hình ảnh, Nội thần kinh mạch máu não và Can thiệp mạch thần
kinh.
Ngoài ra, còn có các bộ phận như: Phẫu thuật thần kinh, Gây mê hồi sức… Các bác sĩ, điều dưỡng của từng chuyên khoa phải là người có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm về Tim mạch, Đột quỵ. Nếu chúng ta tổ chức được một nhóm làm việc tốt thì hiệu quả vô cùng lớn trong việc giành giật lại mạng sống cho người bệnh.
Theo PGS Trường, khi đạt được sự đồng thuận, chúng
ta sẽ không bị ách lại trong quá trình tiếp nhận, chẩn
đoán và điều trị cho bệnh nhân. Đặc biệt, những trường hợp nhồi máu não cấp, nếu cấp cứu nhanh, giúp tái thông mạch máu bị tắc
càng sớm càng tốt cho người bệnh.
Nếu chúng ta không tổ chức được sự phối hợp đồng bộ, sẽ đánh mất “thời gian vàng” quý giá của người bệnh.
Làm việc theo nhóm - Team work trong y tế chính là chìa khóa đầu tiên mà chúng ta phải có để mở cánh cửa đầu tiên cho người bệnh đi vào. Cụ thể, đó chính là tiếp nhận, tổ chức chẩn đoán và điều trị… sau đó mới đến những khác như: năng lực, trình độ, kĩ thuật và phương pháp điều trị. Chỉ khi làm được những điều đó thì bệnh nhân mới được trọn vẹn hưởng thành quả của nền y học hiện đại.
“Chúng ta cứ trễ phút nào là bệnh nhân chịu hậu quả nặng nề phút đó. Mỗi phút trôi qua sẽ có hàng triệu triệu nơron thần kinh bị mất đi. Nếu chúng ta có một team work tốt thì sẽ không có thời gian chết, ngược lại, một team có quá nhiều hạn chế hoặc không ăn ý thì chỉ biết đứng nhìn nhau, tế não não chết dần theo thời gian và hậu quả hết sức nặng nề” - PGS.TS Lê Văn Trường chia sẻ.
Kết thúc bài báo cáo, PGS.TS Lê Văn Trường khẳng định: “Mỗi bác sĩ chuyên khoa đều là một mắt xích không thể thiếu trong chính team work mà mình đang phụ trách. Mỗi người đều giữ vị trí quan trọng như nhau, thiếu bất cứ thành phần nào, guồng máy ấy không thể vận hành. Và, dù là bộ máy vận hành như thế nào thì người bệnh vẫn là quan trọng nhất, là kim chỉ nam cho tất cả”.
Ước mong làm chủ được các kĩ thuật can thiệp mạch
Theo TS.BS Huỳnh Hồng Châu - BV Đại học Y dược TPHCM, chương trình Hội thảo về Đột quỵ này là một cơ hội hiếm có khi quy tụ được những chuyên gia quốc tế nổi tiếng như: GS Sirintara PongPech - Chủ tịch Hội Can thiệp Thần kinh Thế giới, GS Laurent Spell - Bicêtre Hospital - Paris Sub University - Paris France, TS.BS Bernd Hoffmann - Neuroscience - Simens Health care - Germany… TS Hồng Châu cảm thấy hết sức may mắn khi được tham gia buổi hội thảo. Đang tham dự một buổi hội thảo dài ngày tại Đà Nẵng, ông phải "ngắt ra" để bay về Cần Thơ dự hội thảo này rồi lại tiếp tục về Đà Nẵng.
GS Laurent Spell - Bicêtre Hospital - Paris Sub University - Paris France
Chia sẻ cảm nghĩ, TS.BS Huỳnh Hồng Châu nói: “Hội thảo như thế này vô cùng cần thiết. Chúng ta cần định kỳ tổ chức hàng năm để cập nhật những kiến thức, những kĩ thuật mới nhất, lắng nghe kinh nghiệm của những chuyên gia hàng đầu… Có như thế mới mong phát triển ngành can thiệp mạch của nước ta.
Thế giới đã làm chủ được các kĩ thuật can thiệp mạch cách đây rất lâu rồi, không có lí do gì chúng ta không lĩnh hội và đưa những kĩ thuật tiên tiến nhất phục vụ cho chính người dân của mình”.
TS.BS Huỳnh Hồng Châu - BV Đại học Y dược TPHCM
Nói về việc BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ ra đời, TS.BS Huỳnh Hồng Châu vui mừng chia sẻ: Bản thân ông may mắn có dịp nghiên cứu về các bệnh viện được lập ra với mục đích phi lợi nhuận như BV John Hopkins, BV Stanford… "Cho đến nay, những bệnh viện này đều là cái nôi của ngành Y tế thế giới. Tại đó không chỉ quy tụ các chuyên gia đầu ngành mà biểu tượng của Y đức và giá trị nhân văn, nhân đạo".
Lễ động thổ BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ
Nói về TS.BS Trần Chí Cường - người đầu tàu của BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ cũng là học trò của ông - TS.BS Huỳnh Hồng Châu không dấu vẻ tự hào.
Chính
TS.BS Châu là người phát hiện sự đam mê đến kì lạ trong phẫu thuật của bác sĩ Cường và tham mưu với Ban giám đốc BV Đại học Y dược cử TS Cường đi học tại
các bệnh viện đầu ngành về Ngoại thần kinh trong và ngoài nước.
“Tài năng của Cường (TS.BS
Trần Chí Cường - PV) được ngành y thế giới phát hiện từ rất sớm. Đây
là một bác sĩ rất hiếm có. Ở anh hội tụ những tố chất quý giá của một chuyên gia y tế bậc cao: Tay nghề giỏi, ham học hỏi, thích chia sẻ - tâm huyết và rất hết lòng với người bệnh.
BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ ra đời quả quá sức phi thường” - TS.BS Huỳnh Hồng Châu chia sẻ.
Đồng bằng sông Cửu Long cung cấp ¾ sản lượng thực phẩm cho cả nước, đóng vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa… nên rất xứng đáng được hưởng nền y học hiện đại nhất trên thế giới. Khi đi vào hoạt động, BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ sẽ là niềm tự hào của cả khu vực Đồng bằng sông Cửu Long: "Thời gian vàng sẽ được đảm bảo cho bất kì trường hợp đột quỵ trong 13 tỉnh miền Tây Nam bộ; bệnh nhân giàu - nghèo đều được cấp cứu và hưởng những kĩ thuật, dịch vụ cao nhất…"
Không những thế, từ BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ, Trung tâm đào tạo Đột quỵ, Tim mạch can thiệp sẽ ra đời, là nơi để giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm cho các bác sĩ trong nước và khu vực. Đây còn là cơ hội để thu hút những nguồn vốn khác, ngoài y tế - là điều kiện cần và đủ để TP Cần Thơ có thể đăng cai các sự kiện về Văn hóa, Thể thao, Du lịch mang tầm cỡ quốc tế.
Nhiều ý kiến, thắc mắc được trao đổi trực tiếp trong các phiên của buổi hội thảo
“Ở bờ biển miền Trung, vùng Trung du miền núi phía Bắc cũng rất rất cần những trung tâm như thế này. Trong thời gian tới, tôi hy vọng các trung tâm Đột quỵ sẽ được xây dựng nhiều hơn, đi vào hoạt động mạnh mẽ và phát huy hết công năng của mình. Làm được như vậy thì đột quỵ sẽ không còn là gánh nặng không chỉ đối với ngành Y tế mà còn ý nghĩa đối với toàn thể dân tộc Việt Nam” - TS.BS Huỳnh Hồng Châu bộc bạch.
Mời xem thêm:
- TS.BS Trần Chí Cường: Người “ăn xin” cho bệnh nhân tài nhất
- Bệnh nhân đột quỵ ĐBSCL sẽ được cấp cứu và điều trị tại bệnh viện đột quỵ chuẩn quốc tế
- Lễ động thổ BV Đột quỵ Tim mạch Cần Thơ: Bệnh viện chuyên ngành đột quỵ đầu tiên tại Việt Nam
Lê
Bình
Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe AloBacsi.vn
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình