Hotline 24/7
08983-08983

Hơi nặng ngực, khó thở nhẹ sau tiêm vắc xin COVID-19, có cần nhập viện?

AloBacsi - Hỏi đáp mùa dịch ngày 14/9 nhận được nhiều câu hỏi xoay quanh chủ đề tiêm vắc xin ngừa COVID-19, test nhanh COVID-19 có phát hiện sử dụng ma túy đá hay không, khi nào có lịch tiêm mũi thứ 3...


1. Sau tiêm vắc xin, hơi nặng ngực, khó thở, có cần nhập viện?

Nguyễn Trâm: Cho em hỏi, tình trạng sau tiêm AstraZeneca mũi 1 được 3 ngày thì bắt đầu thấy hơi nặng ngực, khó thở nhẹ, em có cần nhập viện không ạ? Nhà không  có máy đo SpO2.

Tổ tư vấn AloBacsi: Bạn hãy nằm theo tư thế này nhé, nếu đỡ thì chưa cần đi bệnh viện.

2. Không có tác dụng phụ sau tiêm vắc xin, liệu có sinh kháng thể?

Nam Duong: Xin kính chào các bác sĩ trên AloBacsi ạ! Em tên Nam, năm nay 28 tuổi, bị tăng huyết áp từ năm 17 tuổi, đang uống thuốc Felodipin 5mg (liều 1 viên/ngày), sống tại TPHCM ạ. Thời gian trước em bị gãy chân có điều trị liên tục 14 ngày bằng thuốc Methyl Prednisolon (Metpredni 4A.T) 4mg liều dùng 02 viên/sáng/ngày (từ 16/7 - 30/7). Tại ngày 30/7 thì em được gọi đi tiêm AstraZeneca trong công ty.

Vừa đây em có nghe nói thuốc này em uống sẽ làm giảm hoặc làm mất tác dụng luôn của vắc xin. Em nhớ hôm tiêm về em cũng không hề có tác dụng phụ nào luôn! Vậy các bác sĩ ơi, xin cho em biết trường hợp của em vắc xin có bị mất tác dụng hoàn toàn không ạ? Có cần báo tiêm lại hay sẽ phải tiêm mũi tăng cường thứ 3 nếu không đủ đề kháng như các bạn khác không ạ? Xin cảm ơn các bác sĩ ạ!

ThS.BS.CK2 Trần Ngọc Lưu Phương: Không nhắc lại chuyện cũ nữa, có điều may mắn cho em là em dùng thuốc này đến ngày 30/7 là ngưng rồi chích ngừa vào ngày 30/7, có thể cũng không ảnh hưởng nhiều.

Việc không có tác dụng phụ sau tiêm không có nghĩa là cơ thể không tạo kháng thể. Giờ em chờ chích vắc xin liều thứ 2 thôi.

3. Test nhanh COVID-19 có phát hiện sử dụng ma túy đá?

Bạn đọc hỏi hotline 08983 08983: Cho tôi hỏi test nhanh COVID-19 có phát hiện được người sử dụng ma túy đá không ạ? Tôi có người em dùng ma túy đá, kêu đi test COVID-19 mà sợ bị phát hiện nên không chịu đi.

Tổ tư vấn AloBacsi: Test COVID-19 thì chỉ phát hiện bệnh COVID-19, không liên quan đến các vấn đề khác hay bệnh khác, anh nhé. Anh động viên em trai đi test COVID-19 nhé.

4. Thuốc Medrol có làm giảm tác dụng của vắc xin COVID-19?

Nguyễn Dương hỏi AloBacsi:

AloBacsi cho em hỏi, em tiêm vắc xin ngừa COVID-19 về ngày 12/9 thì ngày 14/9 em có thể uống thuốc Medrol 16 (Methylprednisolone) và Klamengtin 1G được không ạ? Em chỉ uống 2 loại này để trị đau họng thôi ạ. Em không bị ho, nhưng khi uống nước lạnh nhiều thường bị đau họng. Mỗi khi em bị đau là em uống 2 loại này là em hết. Em muốn hỏi sau khi tiêm vắc xin mũi 2 như vậy có dùng thuốc này được không? Vì em sợ ảnh hưởng tới tác dụng vắc xin.

- Thuốc Medrol dùng lúc này sẽ làm giảm tác dụng của vắc xin nhé bạn. Nếu đau họng nhẹ thì không dùng thuốc gì, chỉ cần giữ ấm hầu họng và uống nước ấm, súc miệng nước muối sinh lý ngày 2-3 lần.

- Cho em hỏi thêm là khoảng bao lâu em có thể dùng Medrol lại ạ?

- Cả 2 loại thuốc Methylprednisolone và Klamengtin bạn chỉ nên dùng khi được bác sĩ kê toa, không tự ý dùng mỗi khi đau họng mà không hỏi ý kiến bác sĩ điều trị nhé.

5. Mắc bệnh về máu như beta thalassemia và tăng tiểu cầu tiên phát, có được tiêm vắc xin COVID-19?

Dung Phan: Bệnh của em được BS chẩn đoán là beta thalassemia; thiếu máu do thiếu sắt. Em là nữ, 28 tuổi. Xin hỏi BS em tiêm chủng COVID-19 có được không? Xin cảm ơn BS.

Thành Vu: Bác sĩ cho tôi hỏi tôi bị bệnh tăng tiểu cầu tiên phát thì có tiêm vác xin COVID-19 được không ạ? Tôi bị bệnh từ năm 2015 đã điều trị tại Viện huyết học truyền máu trung ương, hiện đang dùng thuốc hydroxyurea ngày 2 viên ạ.

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào anh chị,

Về nguyên tắc, đối với người có bệnh nền được điều trị ổn định thì tiêm bình thường, đồng thời không cần ngưng thuốc điều trị trong và sau khi chích ngừa COVID-19. Trường hợp bệnh beta thalassemia và tăng tiểu cầu tiên phát, cũng như các bệnh huyết học khác đều áp dụng nguyên tắc này.

6. Hở van 2 lá nặng, suy tim, nhồi máu cơ tim, nên thay van tim không?

Trần Xuan Truong hỏi AloBacsi:

- Tôi bị hẹp và tắc động mạch vành và nhồi máu cơ tim, tháng 7/2019 điều trị và can thiệp stent tại bệnh viện tỉnh. Hiện nay, tôi lại hở van tim hai lá 3/4, và đã suy tim, đang dùng thuốc aspirin 81, nhịp tim, TPCN Ích Tâm Khang. Vậy có nên thay van tim không?

- Trường hợp của chú có nhiều vấn đề: hở van 2 lá nặng, suy tim, nhồi máu cơ tim cũ nên phải khám chuyên khoa tim mạch để bác sĩ siêu âm tim và đánh giá thật kỹ trước khi quyết định có mổ thay van hay không.

- Cảm ơn nhiều! Tôi muốn tư vấn thêm là tôi 75 tuổi rồi nhưng muốn thay van cơ học vậy có nguy hiểm tới sức khỏe vì tuổi già không?

- Với trình độ phẫu thuật tim hiện nay tại Việt Nam thì tuổi tác không phải là trở ngại lớn đâu ạ, miễn là sức khỏe chú ổn định, đường huyết và huyết áp kiểm soát tốt. Hơn nữa trước khi phẫu thuật sẽ có bác sĩ gây mê hồi sức khám và đánh giá toàn diện sức khỏe của chú để ca phẫu thuật diễn ra an toàn.

- Thêm nữa là sau khi ra viện, việc chăm sóc thuốc men... có phức tạp lắm không và dẫn tới rủi ro hơn van sinh học không bác sĩ?

- Vấn đề này bác sĩ phẫu thuật sẽ trao đổi cụ thể với chú ạ.

7. Đã chích 2 mũi vắc xin COVID-19, chừng nào tiêm mũi thứ 3?

Hạ Hạ: AloBacsi cho con hỏi con đã tiêm 2 mũi rồi, vậy 6 tháng sau có tiêm nữa không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Chào bạn, về việc tiêm mũi thứ 3, hiện nước ta chưa bàn đến, bạn theo dõi thời sự nhé.

8. Nước miếng của chó văng vào môi đang bị nứt thì có sao không?

Kate Kate: Cho em hỏi nước miếng của chó văng vào môi em mà môi em đang bị nứt và rách thì có sao không ạ?

Tổ tư vấn AloBacsi: Bình thường, virus dại không qua da và niêm mạc nhưng khi da và niêm mạc bị tổn thương, ẩm ướt thì chúng mới có điều kiện xâm nhập.
Bệnh dại xuất hiện là do virus dại từ tuyến nước bọt của chó nhiễm vào vết thương của người hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virus dại khi làm thịt chó.
Do đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được, nếu nhận thấy việc tiếp xúc với nước bọt của chó có nguy cơ cao vì chó chưa tiêm ngừa hoặc không theo được con chó đó thì bạn nên tiêm ngừa nhé.

Bình thường, virus dại không qua da và niêm mạc nhưng khi da và niêm mạc bị tổn thương, ẩm ướt thì chúng mới có điều kiện xâm nhập. Bệnh dại xuất hiện là do virus dại từ tuyến nước bọt của chó nhiễm vào vết thương của người hoặc da tiếp xúc trực tiếp với virus dại khi làm thịt chó. Do đây là một bệnh lý nguy hiểm nhưng có thể phòng tránh được, nếu nhận thấy việc tiếp xúc với nước bọt của chó có nguy cơ cao vì chó chưa tiêm ngừa hoặc không theo được con chó đó thì bạn nên tiêm ngừa nhé.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X