Hotline 24/7
08983-08983

Thế nào là bán thận và thế nào là hiến thận?

Câu hỏi

Vì cuộc sống khó khăn, mà nhà nước thì có luật nghiêm cấm hành vi mua bán thân. AloBacsi cho em hỏi, giờ em muốn hiến thận và có thể gặp gia đình người nhận để xin thương lượng được không ạ? Đó có được gọi là mua bán thận không ạ? (Huyền Trang)

 

Trả lời

Mua bán thận là hành vi trái pháp luật (Ảnh minh họa)

Bạn thân mến,

Trước tiên, AloBacsi xin chia sẻ với những khó khăn mà bạn đang trải qua.

Như bạn cũng đã biết, Pháp luật Việt Nam không cho phép mua, bán nội tạng, trong đó có bán thận! Bên cạnh vấn đề luật pháp thì việc lấy thận bừa bãi, không đúng quy trình chuyên môn gây ảnh hưởng sức khỏe cả người cho và người nhận thận:

Biến chứng nặng nề: Do không được thực hiện phẫu thuật tại các cơ sở y tế có chuyên môn, thiếu thốn các dụng cụ nên phẫu thuật bán thận thường để lại những di chứng nặng nề về sức khỏe. Những di chứng này bắt nguồn từ việc sử dụng sai phương pháp phẫu thuật, thận còn lại không đủ khỏe để thực hiện chức năng sống của cơ thể, hay chăm sóc sau mổ không tốt gây nhiễm trùng, và thậm chí nặng nề nhất có thể gây đến tử vong cho người bán do không được cứu chữa kịp thời.

Không kiểm soát được phạm vi phẫu thuật: Khi người bán thận được gây mê hoàn toàn và đưa lên bàn mổ, tức là họ phó thác tất cả vào bác sĩ phẫu thuật. Nếu phẫu thuật lấy thận thực hiện tại bệnh viện như hiến thận, cuộc phẫu thuật sẽ chỉ lấy đi thận hiến mà thôi. Nhưng ở những cơ sở mổ chui lấy thận, người bán hoàn toàn không kiểm soát được những gì xảy ra với cơ thể mình. Và rất có thể khi tỉnh dậy, thứ em mất đi không chỉ là một quả thận mà còn là một số các bộ phận khác.

Đối với việc hiến thận phải hoàn toàn tự nguyện, có hai hình thức hiến thận ở người cho sống:

Hiến thận trực tiếp: Đây là khi người hiến thận nêu tên một người cụ thể sẽ nhận quả thận của mình hiến. Đây là hình thức hiến thận ở người cho sống phổ biến nhất. Hiến thận trực tiếp thường là giữa những người có quan hệ huyết thống như cha mẹ, anh chị em hoặc con cái. Hình thức này cũng có thể xảy ra giữa những người có quan hệ cá nhân thân thiết. Các mối quan hệ chẳng hạn như vợ/chồng, bạn bè hoặc đồng nghiệp.

Hiến thận gián tiếp: Đó là khi một người không nêu ra tên cụ thể người sẽ nhận thận. Trong trường hợp này, người hiến thận được ghép với người có nhu cầu đã được đăng ký trước với Ủy ban điều phối ghép tạng.

Như vậy, Pháp luật đã quy định rõ, các hành vi bị nghiêm cấm bao gồm ép buộc người khác phải cho mô, tạng, mua bán mô tạng, lấy ghép, sử dụng, lưu giữ mô và bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại, như trường hợp bạn nói, thỏa thuận - thương lượng để nhận tiền và chi tiền trong việc hiến và nhận bộ phận cơ thể... là trái với Pháp luật.

Do đó, AloBacsi mong rằng bạn có thể suy nghĩ sáng suốt, không nên bán thận để tạo ra kinh tế, cũng không nên nghe lời dẫn dắt, “cò mồi” để bán thận, vì đôi khi số tiền bán được không đủ để tìm lại sức khỏe mai sau.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X