Hotline 24/7
08983-08983

Hộ chiếu vắc xin có xâm phạm sự riêng tư hay không? Vì sao điều chỉnh vắc xin theo biến thể virus không đơn giản?

Hộ chiếu vắc xin có thể trở nên phổ biến hơn trong tương lai. Tuy nhiên, cần có các dạng thích hợp để tôn trọng quyền riêng tư của người sử dụng.

Liệu hộ chiếu vắc xin có xâm phạm sự riêng tư hay không?

Trong một bài đăng gần đây, nhật báo Anh The Guardians cho biết hộ chiếu vắc xin nhằm xác nhận người miễn dịch với virus SARS-CoV-2 ít có nguy cơ làm lây lan virus.

Tuy nhiên, nhiều quốc gia và các công ty lại đang cân nhắc về loại hộ chiếu này bởi lẽ họ lo rằng hộ chiếu vắc xin có thể làm cho hệ thống nhận dạng cá nhân kỹ thuật số xâm phạm đến quyền riêng tư, cũng như làm cho các dữ liệu y tế nhạy cảm lọt vào tay các nhà chức trách hoặc các ông chủ công ty.

Mặc dù có tên như vậy, hộ chiếu vắc xin không phải chỉ là một tờ giấy. Ngược lại, đây là một loại ứng dụng hay hệ thống tương đương có thể chứng minh người mang loại giấy tờ này đã ược tiêm ngừa COVID-19, có kháng thể COVID hay đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Vì vậy, không cần phải thành lập và duy trì một cơ sở dữ liệu tập trung có thể vi phạm đến quyền riêng tư.

Hộ chiếu vắc xin giúp xác nhận người miễn dịch với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên, nhiều quốc gia đang cân nhắc vì có thể xâm phạm đến quyền riêng tư - Ảnh: ABC7 News

Sự lo lắng về một hệ thống như vậy cũng tương tự như trường hợp Viện Y tế Quốc gia Anh (NHS) thiết lập một ứng dụng chuyên theo dõi tiếp xúc giữa các công dân. Hệ thống tập trung này chỉ làm một nhiệm vụ đơn giản là quản lý cơ sở dữ liệu người đã được chủng ngừa và cho phép họ tiếp cận với người khác.

Thiết lập một hệ thống như vậy không phải là chuyện khó. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra tình trạng xâm phạm quyền riêng tư khó chấp nhận được. Thay vào đó, một hệ thống khác do hai công ty Anh, Mvine và iProov, lập ra sẽ sử dụng thiết bị xác định sinh trắc học. Điều này sẽ ngăn ngừa hiện tượng truy cập mà không được phép của người chủ dữ liệu.

Andrew Bud, người thành lập và điều hành cấp cao của công ty iProov, cho biết như sau: “Công nghệ hiện đại này cho phép theo dõi tình hình chủng ngừa một cách chuyên nghiệp nhằm tạo ra giấy xác nhận tiêm vắc xin qua mạng bằng cách sử dụng điện thoại hay máy tính bảng. Tiếp theo, ứng dụng có thể yêu cầu người dùng tự chụp hình mình để đưa vào giấy xác nhận điện tử. Giấy xác nhận này không yêu cầu người sử dụng phải nói rõ họ tên, địa chỉ, mã số do NHS cung cấp hay những thông tin khác. Đây là ứng dụng ẩn danh.”

Ông Bud hình dung hộ chiếu loại này được sử dụng trong nhiều trường hợp. Điển hình là việc đi lại, theo đó giấy xác nhận chủng ngừa đã trở thành một dạng giấy tờ xác nhận phổ biến ở một số quốc gia trong nhiều năm qua.

Trong tương lai, giấy xác nhận chủng ngừa điện tử sẽ trở nên thiết yếu cho việc du lịch ra nước ngoài. Bên cạnh việc đi lại, giới chủ có thể quyết định cho phép một nhân viên hay một vị khách vào văn phòng chỉ khi có giấy xác nhận chủng ngừa. Các đại học cũng có thể thực hiện như thế.

Vì sao điều chỉnh vắc xin để giúp kháng lại biến thể virus không hề đơn giản?

Một bản tin đăng trên Reuters cho biết các hãng dược phẩm đang phải đối mặt với nguy cơ biến thể virus SARS-CoV-2 khiến cho vắc xin COVID-19 đang được sản xuất và lưu hành với tốc độ kỷ lục bị mất tác dụng. Đây sẽ là một thử thách chỉ có thể được khắc phục sau nhiều tháng nghiên cứu kỹ và đầu tư lớn.

Giới lãnh đạo Moderna và Pfizer cùng với đối tác BioNTech đang xem xét việc sản xuất các dạng vắc xin mới có thể chống lại những biến thể được xác định gần đây.

Theo giới chuyên môn, cần thiết lập một mạng lưới khảo sát toàn cầu nhằm đánh giá chính xác biến thể mới của virus. Các nhà khoa học phải nắm rõ khả năng bảo vệ nhân loại khỏi dịch COVID-19 của kháng thể do vắc xin tạo ra và khi nào cần phải điều chỉnh vắc xin. Những người có trách nhiệm cũng phải chỉ ra những gì cần đạt được nằm đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của vắc xin được nâng cấp.

Tiến sĩ Michael Onsterholm, một chuyên gia bệnh truyền nhiễm thuộc Đại học bang Minnesota, cho biết: “Tại thời điểm này, vẫn chưa có bằng chứng biến thể làm biến đổi khả năng bảo vệ của vắc xin. Tuy nhiên, chúng ta phải chuẩn bị hết sức mình nếu điều đó xảy ra.”

Johnson & Johnson cho Reuters biết biến thể được xác định ở Nam Phi đang nằm ở tâm điểm chú ý và họ sẽ điều chỉnh vắc xin khi cần. Hãng dược Pfizer cho biết họ có thể sản xuất vắc xin mới nhanh chóng. Tuy nhiên, một lãnh đạo của một hãng dược phẩm sản xuất vắc xin hàng đầu hiện nay lại nói việc sản xuất một loại vắc xin như vậy sẽ gặp phải nhiều thử thách khác.

Có thể phải mất nhiều tháng

Hiện người ta vẫn chưa rõ sự hữu hiệu của một vắc xin giảm tới đâu thì sẽ cần một dạng vắc xin mới. Đối với bệnh cúm, khi số lượng kháng thể giảm 8 lần có nghĩa là đã đến lúc tái chủng ngừa. Tuy nhiên, điều này chưa nhất thiết phải áp dụng đối với tình trạng nhiễm virus SARS-CoV-2.

Tiến sĩ John Mascola, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vắc xin thuộc Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (NIAID), nói vấn đề chính là họ chưa nắm được điểm giới hạn của virus SARS-CoV-2. Ông Mascola khẳng định cả hai cuộc kiểm nghiệm vắc xin Moderna kháng lại biến thể Nam Phi gần giống nhau và ông cho rằng kháng thể do vắc xin tạo ra vẫn giữ được tính hiệu quả trong việc phòng ngừa COVID-19.

Các nhà khoa thuộc NIAID đang phân tích dữ liệu từ giai đoạn thử nghiệm cuối của Moderna nhằm xác định mức độ kháng thể trung hòa. Họ đang so sánh người đã được tiêm ngừa nhưng bị bệnh với những người vẫn khỏe mạnh sau khi được chủng ngừa.

Ông Mascola cho biết phải mất hai tháng mới có thể hoàn thành công việc này. Họ kỳ vọng sẽ tạo ra điểm chuẩn tối thiểu cho vắc xin – tức là kháng thể có thể chống COVID-19.

Trọng Dy (dịch)

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X