GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông: Giảm nguy cơ đột quỵ bằng những phương pháp nào?
AloBacsi nhận được rất nhiều câu hỏi đột quỵ của bạn đọc trong thời điểm nắng nóng đang kéo dài như hiện nay. Mong rằng sự giải đáp mọi thông tin về đột quỵ sẽ giúp bạn đọc ngăn ngừa căn bệnh đang gây tử vong hàng đầu Việt Nam - đột quỵ.
Nhằm giúp bạn đọc có cái nhìn đầy đủ nhất về bệnh đột quỵ, Thầy thuốc Nhân dân, GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội Đột quỵ Việt Nam, Nguyên Giám đốc Trung tâm đột quỵ - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 tiếp tục giải đáp những thắc mắc cho bạn đọc AloBacsi về vấn đề này.
Kính mời bạn đọc tiếp tục theo dõi những câu tư vấn dưới đây của GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông:
Lê Thị Ngọc Anh - Đồng Xoài, Bình Phước
Chồng em bị đột quỵ, tổn thương não, liệt tay bên trái, còn bên phải bình thường. Chồng em tập phục hồi chức năng 3 năm rồi mà tay không cử động được, không cầm nắm được. Vậy có phẫu thuật được không bác sĩ? Mong bác sĩ cho em lời khuyên. Em cảm ơn ạ.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Ngọc Anh,
Đột quỵ để lại di chứng tổn thương não hồi phục hoặc không hồi phục. Tập luyện để giúp não hoạt động bù trừ, không thể phẫu thuật được bạn nhé.
Thân mến.
Hữu Phương - TPHCM
Xin bác sĩ cho biết, khi xuất hiện những biểu hiện nào nên đi tầm soát đột quỵ? Chi phí các gói tầm soát tại bệnh viện là bao nhiêu?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Tăng huyết áp, đái tháo đường, vữa xơ động mạch, bệnh lý tim mạch, tuổi cao là những yếu tố nguy cơ đột quỵ, cần được tầm soát và theo dõi. Tùy theo nhu cầu tầm soát bằng phương pháp nào sẽ có chi phí cụ thể.
Thân mến.
Chí Long - nguyenchi…@gmail.com
Dị dạng mạch máu não là một tình trạng nguy hiểm, có thể dẫn tới đột quỵ. Bác sĩ có thể cho biết, dị dạng mạch máu não có nguyên nhân là gì, thường xuất hiện ở những vị trí nào ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Chí Long,
Dị dạng mạch não gồm phình mạch và AVM, thường khu trú ở các mạch lớn trong não (đa giác Willis) động mạch não giữa, não trước… Nguyên nhân có thể do bẩm sinh hoặc mắc phải (tăng huyết áp, vữa xơ động mạch).
Thân mến.
Quốc Dũng - hoangle…@gmail.com
Năm nay cháu 23 tuổi, được biết sản phẩm NattoEnzym của DHG có thể giúp phòng ngừa đột quỵ và còn có nhiều công dụng khác. Vậy ở lứa tuổi của cháu có thể sử dụng NattoEnzym của DHG không? Hiện tại cháu cao 1m77 nặng 74kg.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào Quốc Dũng,
Cháu mới 23 tuổi, sức khỏe tốt, nên chưa cần uống sản phẩm này. Tuy nhiên, cháu nên tập luyện thể dục thể thao, ăn uống đủ chất, ngủ nghỉ hợp lý thì đã duy trì sức khỏe tốt rồi.
Người trẻ nên tập luyện thể dục thể thao vừa có sức khỏe lại phòng tránh nhiều bệnh tật. Ảnh: Internet
Hoàng Xuân - Hà Nội
Người thân của em có những triệu chứng đột quỵ như: méo miệng (bị 1 năm rồi ạ), thời gian gần đây thì trong khi ngủ người bất tỉnh cứng đơ khoảng 5-15 phút rồi tỉnh. Cho em hỏi những biểu hiện trên cần phải làm gì ạ? Em cảm ơn.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Xuân,
Méo miệng có thể do những nguyên nhân khác như liệt dây VII ngoại vi, đột quỵ, khối phát triển nội sọ. Nếu có thêm những biểu hiện như bạn mô tả, nên đưa người thân đi khám và chụp MRI sọ não bạn nhé.
Thân mến.
Minh Châu - Hà Nội
Mẹ em bị đột quỵ lần thứ 3. Đã đưa qua Bệnh viện 108 và BV Bạch Mai để phục hồi chức năng nhưng vẫn chưa khỏi. Tình trạng hiện tại của mẹ em là tay trái không cử động được, miệng bị kéo giật về một bên khó nuốt thức ăn. Em xin hỏi bác sĩ là có châm cứu, xoa bóp bấm huyệt để điều trị được không ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Minh Châu,
Châm cứu và xoa bóp là một trong những biện pháp giúp phục hồi chức năng của tay liệt, mẹ bạn có thể áp dụng. Tuy nhiên tự tập luyện theo đúng chỉ dẫn là giải pháp quan trọng nhất bạn nhé.
Hoàng Ngọc - Đà Nẵng
Khi gặp người đột quỵ thì nên xử trí như thế nào thưa BS? Vì em được biết nếu sơ cứu ko đúng cách còn gây nguy hiểm thêm cho người bệnh?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Khi gặp bệnh nhân đột quỵ, đầu tiên phải bình tĩnh. Sau đó đặt bệnh nhân nằm ngang trên giường, không cho ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm và thuốc gì.
Nếu bệnh nhân rối loạn ý thức hoặc nôn thì nằm đầu nghiêng bên để tránh hít sặc vào phổi, gọi điện thoại ngay cho cấp cứu để đưa đến bệnh viện có khả năng cấp cứu đột quỵ gần nhất.
Nếu người bệnh tụt lưỡi hoặc ùn tắc đờm rài phải móc họng đặt đầu nghiêng bên cho nôn ra. Ngừng tim-phổi phải ép tim ngoài lồng ngực (100-110l/phút và hô hấp mồn thổi mồm (16-18 lần/phút).
Thân mến.
Lê Việt - levan…gmail.com
DSA là gì? Tôi thường nghe thấy can thiệp, phẫu thuật rồi nội khoa. Đối với đột quỵ, khi nào cần phẫu thuật, khi nào can thiệp và khi nào cần điều trị nội khoa? Các phương pháp này có gì khác nhau?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Lê Việt,
DSA là từ viết tắt của phương pháp chụp mạch kỹ thuật số, thường để khảo sát chính xác vị trí mạch bị tắc hoặc phình mạch trong can thiệp nội mạch hoặc phẫu thuật lấy bỏ phình mạch, AVM hoặc khối phát triển nội sọ.
Đa số các trường hợp đột quỵ có xuất huyết trong não hoặc nhồi máu não thường là điều trị nội khoa, chiếm tỉ lệ khoảng 90%, còn lại một số ít trường hợp cần phải can thiệp ngoại khoa là biện pháp cứu sống đối với các bệnh nhân có tăng áp lực trong sọ và cũng là một biện pháp rất hữu hiệu và phổ biến hiện nay trên thế giới.
Điều trị đột quỵ thiếu máu não bằng các thuốc tiêu huyết khối và điều trị dự phòng tái phát bằng các thuốc chống kết tập tiểu cầu. Điều này đòi hỏi bệnh nhân đến viện sớm trước 4.5 giờ.
Các kỹ thuật điều trị đột quỵ - dự phòng đột quỵ hiện nay gồm có: làm tiêu cục tắc huyết khối gây tắc mạch; nong rộng lòng mạch ở các động mạch bị hẹp; điều trị các phình mạch, dị dạng động -tĩnh mạch bằng kỹ thuật gây tắc mạch hoặc nút mạch bằng coil kim loại; kỹ thuật khai thông động mạch; kỹ thuật lấy bỏ các cục máu tụ, giảm ép não bằng phẫu thuật; kỹ thuật điều trị các u mạch, dị dạng mạch bằng phẫu thuật định vị.
Công Minh - Đồng Nai
Tôi nghe nói hiện nay có thuốc tiêm ngừa đột quỵ cho những bệnh nhân có nguy cơ dẫn đến đột quỵ. Xin tư vấn giúp tôi nơi tiêm, chi phí, và cần tiêm bao mũi, thời gian ngăn ngừa là bao năm?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Công Minh,
Không có thuốc tiêm nào phòng ngừa đột quỵ, vì theo sinh khả dụng của thuốc, thường khi vào cơ thể, thuốc sẽ chuyển hóa trong 4 giờ. Tiêm thường thuốc được chuyển hóa nhanh, không thể dùng để dự phòng đột quỵ.
Thân mến.
Nguyễn Sinh - Bắc Giang
BS cho tôi hỏi tiền đình có phải do thiếu máu não? Rối loạn tiền đình có dẫn đến đột quỵ không thưa BS?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Hội chứng tiền đình trung ương có thể do thiếu máu não, còn hội chứng tiền đình ngoại vi thì không phải.
Biến chứng nguy hiểm nhất của rối loạn tiền đình là gây đột quỵ do máu lên não kém. Vì vậy, người bệnh nên điều trị rối loạn tiền đình tích cực theo hướng dẫn của bác sĩ.
Rối loạn tiền đình là căn bệnh phổ biến, thường gặp nhất là độ tuổi trưởng thành. Ảnh: Internet
Khánh Bùi - buikhanh…@gmail.com
Bị đột quỵ nên đến đâu? Đến cơ sở y tế gần nhất hay phải đến đúng bệnh viện có cấp cứu và điều trị đột quỵ? Mong được tư vấn. Cám ơn BS.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Khánh,
Khi bị đột quỵ, người thân cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế có khả năng chẩn đoán và cấp cứu đột quỵ gần nhất trong thời gian nhanh nhất.
Hồ Luật - luatminh…@gmail.com
Bà cháu 65 tuổi, bị suy tĩnh mạch 2 năm nay. Cháu có đọc trên internet thấy biến chứng của bệnh là hình thành các cục máu đông. Mà bệnh đột quỵ hình như cũng liên quan đến cục máu đông này. BS ơi, vậy bệnh suy tĩnh mạch của bà cháu có khả năng gây đột quỵ không ạ? Mong BS trả lời giúp cháu với ạ.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Bạn lo lắng cho sức khỏe của bà rất đáng khen.
Bà của bạn bị suy tĩnh mạch, có khả năng dẫn dến hình thành huyết khối tĩnh mạch. Nếu cục huyết khối bong ra, di chuyển lên não gây tắc mạch sẽ dẫn đến đột quỵ tắc mạch não.
Gia đình bạn nên đưa bà tái khám định kỳ để được bác sĩ kiểm tra cẩn thận nhé.
Hoàng Nguyễn - sun…@gmail.com
Cách đây 5 ngày ba em bị đột quỵ, hiện đang hôn mê sâu, tình trạng sức khỏe yếu phải thở bằng máy, giờ đang được điều trị tại khoa Hồi sức tích cực BV Bà Rịa. Em có nên chuyển lên bệnh viện ở Sài Gòn không ạ? Em xin cám ơn.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Bệnh nhân đột quỵ nặng phải thở máy và đang cấp cứu tích cực, không nên vận chuyển, vì đang trong giai đoạn hồi sức tích cực. Di chuyển đường xa sẽ không đảm bảo và có thể làm bệnh nặng lên.
Thân mến.
Đức Trịnh - 0984…
Cho em hỏi thăm, em 27 tuổi, em bị xuất huyết não năm 23 tuổi, hiện giờ đã đi lắt nhắt được nhưng tay chưa cử động được các ngón linh hoạt. Em có nguy cơ đột quỵ lần nữa không? Nếu có thì em cần làm gì để ngăn chặn nguy cơ này? Mong bác sĩ sớm phản hồi giúp em.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Tiền sử đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây tái phát đột quỵ.
Tuy nhiên bạn trẻ tuổi, bị chảy máu não không biết do nguyên nhân gì. Nếu do phình mạch và được xử lý triệt để, cẩn thận, thì nguy cơ tái phát ít. Bạn nên kiểm tra định kỳ theo đúng chuyên khoa để được bác sĩ dặn dò và uống thuốc nếu cần nhé.
Chúc bạn khỏe mạnh.
Quang Linh - linhlogic…@gmail.com
Tôi thỉnh thoảng bị đau đầu theo thời tiết, có 1 lần tôi suy nghĩ nhiều bị tê tay và nửa đầu bị choáng váng, nửa phần mặt có hiện tượng không điều khiển được. Xin hỏi giờ tôi nên làm gì để phòng ngừa đột quỵ không ạ? Xin cảm ơn chương trình.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn,
Bạn nên xác định bản thân bạncó bị tăng huyết áp không? Có đái tháo đường không? Có bị bệnh tim mạch không? Nếu có những bệnh này phải xử lý các bệnh trên để dự phòng đột quỵ.
Thân mến.
Lan Anh - phamlan…@gmail.com
Chào BS ạ, mẹ em năm nay 65 tuổi, cao huyết áp, từng bị đột quỵ 1 lần. Mấy hôm nay thời tiết nắng nóng, mẹ em than khó ngủ, nhanh mệt, quét nhà thở dốc. Em muốn hỏi sản phẩm NattoEnzym có phù hợp cho mẹ em không ạ? Có giúp ngủ ngon, khỏe hơn không ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Lan Anh,
Bạn phải xác định lại mẹ bạn bị đột quỵ chảy máu hay tắc mạch não. Nếu tắc mạch não thì nên dùng, còn chảy máu não mới đây thì không nên sử dụng.
Trong trường hợp mẹ bạn bị chảy máu não đã lâu, điều trị ổn định thì có thể cân nhắc. Tuy nhiên cần tham khảo bác sĩ đang theo dõi bệnh cho mẹ bạn nhé.
Thanh Sang - sanghoan…@gmail.com
Em được biết enzym Nattokinase ngăn ngừa cục máu đông. Vậy đối với những bệnh nhân từng bị đột quỵ xuất huyết não thì tuyệt đối không được dùng đúng không ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Sang,
Đúng như bạn nói, bệnh nhân đột quỵ xuất huyết não không nên dùng chứ không phải tuyệt đối không dùng.
Nếu người bệnh đột quỵ chảy máu đã lâu rồi và ổn định, có tăng huyết áp và vữa xơ động mạch hoặc đái tháo đường vẫn có thể dùng được.
Thân mến.
Thanh Tuyền - 0912…
Uống NattoEnzym có gây tác dụng phụ gì không thưa BS? Nếu xảy ra thì nên có nên tiếp tục dùng không, hay phải ngừng uống?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Tuyền,
NattoEnzym rất ít tác dụng phụ. Sản phẩm này có thể gây mẩn ngứa, hoặc do dãn mạch có thể hơi loáng choáng, nhưng rất ít gặp.
Cẩm Vân - Lâm Đồng
Chào BS ạ, mẹ em nay 68 tuổi, đã trải qua đột quỵ 1 lần, đang bị huyết áp cao. Dạ thưa BS, mẹ cháu dạo này lúc nhớ lúc quên, mất ngủ, đêm ngủ chỉ 2-3 tiếng. Em nghe nói NattoEnzym có thể cải thiện trí nhớ, ngủ ngon. Cho em hỏi nếu mẹ em sử dụng thì trong bao lâu sẽ cải thiện ạ? Xin cám ơn.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Cẩm Vân,
Bạn phải xác định nguyên nhân mẹ bạn bị mất ngủ và suy giảm trí nhớ mới có phương pháp điều trị cụ thể. NattoEnzym chỉ hỗ trợ một phần thôi.
Tốt nhất bạn nên đưa mẹ đến bệnh viện uy tín để xác định lý do mẹ bạn mất ngủ là gì, qua đó bác sĩ mới đưa ra phương pháp điều trị cụ thể.
Thân mến.
Lâm Vinh - lamtha…@gmail.com
Thưa BS, trong quá trình sử dụng thuốc natto enzym có chống chỉ định gì không ạ? Có cần kiêng những loại thực phẩm, rau củ nào không ạ?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Vinh,
Không có chống chỉ định trong quá trình sử dụng NattoEnzym, trừ khi bị đột quỵ chảy máu não là không nên sử dụng.
Bạn không cần phải kiêng thực phẩm nào. Sử dụng chế độ ăn không phải là nguy cơ của đột quỵ (ăn mặn, nhiều mỡ động vật).
Phước Quý - Kiên Giang
Em chào BS, ba cháu năm nay 67 tuổi, huyết áp cao 165. Mong BS cho biết liệu bố cháu có nguy cơ đột quỵ không ạ? Nên đi tầm soát ở đâu? Gia đình cháu đang ở Kiên Giang. Anh hai năm nay 37 tuổi, cũng bị huyết áp cao. Có nên tầm soát luôn không ạ? Cháu cám ơn BS.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Phước Quý,
Ba bạn tuổi cao, huyết áp cao, đều là những nguy cơ của đột quỵ.
Bạn nên đưa ba bạn đến bệnh viện tỉnh để khám và có chế độ dùng thuốc huyết áp hợp lý.
Bên cạnh đó, cung cấp dinh dưỡng cũng quan trọng không kém. Ba bạn nên ăn đủ chất, uống đủ nước, sinh hoạt điều độ, nên tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng. Nếu có hút thuốc lá, uống rượu bia thì nên bỏ.
Thân mến.
Kiểm soát huyết áp tốt giúp người bệnh ngăn ngừa đột quỵ. Ảnh: Internet
Bình - binhnguyen…@gmail.com
Chào chương trình, tôi được biết món natto có nhiều tác dụng tốt về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Gia đình tôi có ba mẹ đều có tiền sử những bệnh này. Vậy nếu tự làm món đậu nành natto này để sử dụng trong bữa ăn liệu có tác dụng như thuốc không? Món này khác gì so với món tương bần của Việt Nam ta?
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Bạn Bình thân mến,
Natto được chiết xuất từ đậu tương lên men theo một công nghệ riêng để ra NattoEnzym mới có tác dụng dự phòng đột quỵ. Bạn có thể tự làm đậu nành natto để ăn, nhưng không thể thay thế để dự phòng đột quỵ được bạn nhé.
Thân chào.
Trần Hồng - Cái Răng, Cần Thơ
Chào AloBacsi, tôi là phụ nữ, năm nay 45 tuổi, được chẩn đoán đái tháo đường type 2. Được biết thuốc NattoEnzym có tác dụng đối với người tiểu đường. Liệu tôi có sử dụng được không? Một ngày nên sử dụng như thế nào là hiệu quả? Tôi cũng đang bị thừa cân, đang áp dụng chế độ ăn DASH. Xin cám ơn.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào chị Hồng,
Chị có thể sử dụng NattoEnzym. Về cách dùng có đăng trên tờ hướng dẫn trong hộp thuốc chị có thể tham khảo, hoặc hỏi ý kiến bác sĩ đang kê toa để bổ sung hợp lý.
Thân mến.
Lan Phương - lantran…@gmail.com
Xin chào AloBacsi, em là nữ giới, nhân viên văn phòng, năm nay 29 tuổi. Em thường bị đau đầu, chóng mặt, đi khám được chẩn đoán là thiếu máu não. Em chưa lập gia đình ạ. Trong gia đình có ba bị huyết áp cao thôi ạ. BS cho em hỏi làm sao để ngăn ngừa các biến chứng này ạ? Độ tuổi của em có được sử dụng thuốc NattoEnzym không? Em vẫn chưa lập gia đình ạ.
GS.TS.BS Nguyễn Văn Thông - Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam:
Chào bạn Lan Phương,
Bạn nếu không tăng huyết áp thì cần có chế độ sinh hoạt và làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng và tập thể dục đều. Đây là những biện pháp cơ bản giúp nâng cao sức khỏe.
Thân mến.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình