Ghép ngón chân làm ngón tay cho doanh nhân có thể ký giấy tờ
Phải cắt cụt ngón trỏ trong tai nạn từ khi còn là công nhân, một chủ doanh nghiệp tại TPHCM vừa được các bác sĩ BV Nhân dân 115 lấy ngón chân thứ hai ghép lên bàn tay để thay thế.
Nam bệnh nhân năm nay 39 tuổi, 6 năm trước anh làm công nhân đứng máy sơ ý bị máy cuốn dập nát ngón trỏ tay trái, phải cắt cụt ngón. Nay anh làm chủ một doanh nghiệp nên muốn tái tạo ngón tay để thuận tiện hơn trong cuộc sống cũng như tự tin khi giao tiếp, ký giấy tờ...
BS Vũ Minh Đức, Khoa Chấn thương Chỉnh hình BV Nhân dân 115 cho biết ê kíp y bác sĩ trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân đã xác định ca mổ sẽ kéo dài khó khăn nhưng vẫn quyết định dùng ngón chân đưa lên thay thế ngón tay bị mất. Do chân bên trái bệnh nhân ở nền đốt 2 có sẹo nên các bác sĩ quyết định chọn chân bên phải để đảm bảo việc lấy ngón an toàn hơn.
Ngón chân bệnh nhân đã được đưa lên thay thế ngón tay bị mất. Ảnh: Lê Phương |
"Chiều dài ngón tay trỏ bên phải 7 cm nên việc lấy ngón chân phải đo đạc kỹ lưỡng để khi ghép vào hai bàn tay sẽ tương thích", BS Đức chia sẻ. Do tĩnh mạch rất mong manh nên các bác sĩ phải mất nhiều giờ để bóc tách hoàn toàn ngón chân ra ngoài, kèm theo xương, gân, mạch máu, thần kinh.
Sau 9 giờ kiên trì phẫu thuật vi phẫu ghép ngón, ê kíp mổ đã đảm bảo các túi máu của bàn tay nuôi ngón chân tốt.Phần đầu ngón được tưới máu thuận lợi. Bệnh nhân phải băng thun ép khoảng 3 tuần, sau đó trải qua một lần phẫu thuật nữa để cắt lọc mỡ thừa, gọt lại ngón cho đẹp.
TS Nguyễn Đình Phú, Phó giám đốc BV Nhân dân 115 cho biết đây
là ca lấy ngón chân ghép thay ngón tay thứ hai bệnh viện thực hiện. Toàn bộ cuộc
phẫu thuật được thực hiện dưới kính lúp vi phẫu thuật.
Đây là kỹ thuật chuyên sâu đã được BS Võ Văn Châu là người đầu tiên thực hiện tại Việt Nam vào năm 1995 ở BV Chấn thương Chỉnh hình TPHCM. Kỹ thuật này sau đó được một vài bệnh viện triển khai. Tỷ lệ thương tật mất ngón tay, bàn tay ở Việt Nam khá nhiều, kỹ thuật này mởthêm hy vọng cho những bệnh nhân có mong muốn tái tạo lại các ngón tay.
Phần đầu ngón tưới máu thuận lợi sau mổ. Ảnh: Lê Phương |
Ca đầu tiên BV 115 thực hiện cho chàng trai 18 tuổi bị
dập nát một nửa bàn tay phải,mất nhiều máu không thể giữ lại hay nối ghép vi
phẫu. Để tránh tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc cho bệnh nhân, các bác sĩ tại BV Nhân dân
115 phải mổ cấp cứu tháo một phần bàn tay.
Sau 3 tuần mổ cấp cứu, khi vết thương lên mô hạt tốt, các bác sĩ lên kế hoạch làm một vạt da để che phủ nơi khuyết hổng da vùng bàn tay. Sau đó 2 tháng, khi vạt da ổn định các bác sĩ chuyển ghép một ngón chân lên làm ngón tay cái. Ngón chân bệnh nhân hiện sống tốt với vai trò mới.
Theo Lê
Phương - VnExpress
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình