Hotline 24/7
08983-08983

Em bị đau cơ khớp háng, nên khám ở đâu?

Câu hỏi

Chào BS, Em bị triệu chứng đau cơ khớp háng. Khoảng 2 năm trước bắt đầu có biểu hiện đau. Ban đầu em tưởng đau tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn vì cũng có lần sưng mào tinh hoàn. Nhưng đi khám Việt Đức, ĐH Y thì đều không có biểu hiện gì của viêm tinh hoàn hay viêm mào tinh hoàn. Triệu chứng đau đến mất ngủ, nếu không ngủ sâu sẽ rất khó ngủ. Cơn đau không tới mức không đi lại được nhưng cảm giác khó chịu, đặc biệt khi ngồi nhiều. Tới nay đã hơn 2 năm rồi, cảm giác lúc nào cũng đau âm ỉ. Vài tháng trước em có đi khám, siêu âm, chụp khớp háng cũng không phát hiện bệnh gì. Rất mong BS tư vấn giúp em và nếu có khám thì em nên khám ở đâu, khoa gì ạ? Em chân thành cảm ơn BS.

Trả lời
Đau cơ khớp háng. Anht minh họa - Nguồn Internet
Đau cơ khớp háng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Em mô tả rất nhiều về những lần đi khám trước đây và không tìm ra bệnh, nhưng em không cung cấp dữ kiện nào về tính chất đau, thời gian đau hoặc vị trí chính xác, hướng lan, yếu tố tăng giảm của đau… cũng như không có bất cứ kết quả xét nghiệm hay toa thuốc nào em đã dùng để giúp BS có thể định hướng được chẩn đoán và tư vấn cho em.

Nếu em cảm giác đau vùng bẹn, liên quan đến vận động thì nên khám lại chuyên khoa Cơ xương khớp để BS xem bệnh trực tiếp và tư vấn cụ thể hơn cho em nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Đau khớp háng là tình trạng xuất hiện các cơn đau ở vùng háng, phần khớp giữa đùi và hông. Các cơn đau thấy rõ nhất khi vận động hoặc làm việc.

Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp háng, một số nguyên nhân thường gặp như thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp sau chấn thương, hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (hoại tử vô mạch), bệnh lý khớp háng ở trẻ em.

Có nhiều phương pháp điều trị không phẫu thuật:

- Thay đổi thói quen sinh hoạt: Người bệnh cần hạn chế hoặc thay đổi những thói quen sinh hoạt hằng ngày mà có thể làm tổn thương tăng thêm cho khớp háng như không đi bộ quãng đường dài, hạn chế leo trèo cầu thang, hạn chế hoặc dừng chơi các môn thể thao làm tăng sức nặng cho khớp như chơi tennis, cầu lông…

- Giảm cân, tập luyện: Khi cân nặng của người bệnh giảm sẽ giúp giảm lực tải tác động lên khớp háng, phần nào giúp người bệnh giảm đau và giảm mức độ tiến triển của bệnh.

Một chương trình tập luyện phục hồi chức năng thường xuyên sẽ giúp người bệnh giảm cân, duy trì biên độ vận động của khớp, tránh cứng khớp.

- Thuốc: Một số thuốc kháng viêm không steroid có tác dụng kháng viêm giúp người bệnh kiểm soát cơn đau. Những thuốc này có thể sử dụng liên tục trong một thời gian hoặc chỉ sử dụng khi đau, theo sự hướng dẫn của bác sĩ kê đơn. Một số tác dụng phụ của thuốc người bệnh cần lưu ý như nôn, buồn nôn, loét hoặc chảy máu dạ dày… Cần đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu trên.

Nếu các biện pháp điều trị bảo tồn không cải thiện, ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe, chất lượng cuộc sống thì có chỉ định phẫu thuật.

Phẫu thuật thay khớp háng toàn phần, bán phần hoặc hàn cứng khớp là những phương pháp điều trị phẫu thuật phổ biến, được chỉ định dựa trên mức độ tổn thương, tuổi người bệnh…



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X