Dự phòng tái phát sỏi mật
Có khoảng 80% bệnh nhân sỏi mật không có triệu chứng hoặc triệu chứng rất mơ hồ như đầy trướng, chậm tiêu, khó tiêu, dễ nhầm với bệnh đau bao tử.
Ảnh minh họa |
Mục tiêu trong điều trị sỏi là trả lại sự lưu thông của dịch mật và làm giảm các triệu chứng do sỏi gây ra. Nhưng điều trị nội khoa cần sử dụng thuốc dài ngày và chỉ thích hợp với một số loại sỏi, hạn chế lớn nhất trong điều trị là tác dụng không mong muốn của thuốc trên đường tiêu hóa làm gián đoạn quá trình điều trị đồng thời làm cho việc điều trị không hiệu quả.
Vài năm trở lại đây việc loại sỏi mật bằng phương pháp nội soi mật tụy ngược dòng (viết tắt là ERCP) được đánh giá là phương pháp mới và hiệu quả nhất trong điều trị sỏi mật, do ít xâm lấn và hiệu quả cao. Tuy nhiên, tái phát sỏi sau điều trị nói chung và với phương pháp ERCP nói riêng là vấn đề nan giải. Với sỏi mật, làm thế nào để chống lại sự hình thành sỏi sau điều trị luôn là nỗi trăn trở của những người làm chuyên môn.
Ths, Bs Dương Xuân Nhương – giảng viên bộ môn Nội tiêu hóa Học viện quân y 103 cho biết: Thời gian tái phát sỏi theo lý thuyết là từ 3 – 5 năm sau điều trị, nhưng thực tế rất nhiều trường hợp phải quay lại viện sau 3 - 6 tháng, nhất là những trường hợp trước đó bị sỏi bùn.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình