Hotline 24/7
08983-08983

Đột quỵ trong nhà tắm, nguyên nhân do đâu?

Đột quỵ trong nhà tắm hay khi bước xuống giường thường xuyên xảy ra? Xin hỏi BS vì sao những thời điểm này lại dễ đột quỵ ạ?

Chào BS,

Do công việc em hay làm đêm nên thời gian tắm cũng muộn hơn mọi người, thường khoảng 12g đêm. Em thấy tình trạng đột quỵ trong nhà tắm hay khi bước xuống giường xảy ra thường xuyên nên lo lắng quá. Mong BS cho em biết nguyên nhân, cách phòng ngừa và nhận biết đột quỵ ạ.

Em cảm ơn BS.

Tắm là cách để thư giãn sau những giờ học tập, làm việc mệt mỏi tuy nhiên nếu tắm không đúng cách sẽ làm hại tới sức khỏe, trong đó có đột quỵ. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đột quỵ trong nhà tắm hoặc khi bước xuống giường nguyên nhân là do thay đổi nhiệt độ làm co mạch máu đột ngột, gây tăng huyết áp và dẫn đến đột quỵ, nhất là trên những bệnh nhân bị mắc bệnh huyết áp mà không kiểm soát tốt.

Tắm khiến cơ thể được thả lỏng và thư giãn nhưng để tránh đột quỵ trong nhà tắm thì tuyệt đối không nên tắm đêm (sau 23g). Đêm là lúc nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày, cơ thể cũng trở nên mệt mỏi và yếu hơn, việc tắm đêm có thể làm thay đổi nhiệt độ và trạng thái của cơ thể nhanh chóng khiến cách mạch máu co lại, ảnh hưởng đến việc lưu thông máu lên não sẽ dẫn đến các bệnh về phổi, có thể bị tai biến, thậm chí là đột quỵ.

Do vậy, bác sĩ thường khuyên không nên tắm quá muộn. Trong trường hợp phải tắm muộn thì nên tắm bằng nước ấm, tắm ướt chân tay trước rồi đến nửa thân dưới. Sau đó tắm ướt cả cơ thể và nhớ là tắm càng nhanh thì càng tốt.

Đột quỵ thường xảy ra đột ngột, cách để nhận biết sớm các triệu chứng của đột quỵ là áp dụng phương pháp FAST.

F = Face (mặt): yêu cầu bệnh nhân cười xem một bên mặt của bệnh nhân có bị méo hay không.

A= Arm (cánh tay): yêu cầu bệnh nhân nâng tay xem có cánh tay nào không nâng được hoặc bị rơi xuống hay không.

S = Speech (nói): yêu cầu bệnh nhân nói một câu xem có tình trạng nói lắp hoặc giọng nói bất thường hay không.

T = Time (thời gian): nếu ghi nhận bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nêu trên nên chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay lập tức vì nếu để lâu tế bào não sẽ bị tổn thương, không thể hồi phục.

Trân trọng!

Bắt đầu từ 1/6 đến hết tháng 12/2018, AloBacsi phối hợp với nhãn hàng NattoEnzym của Công ty Dược phẩm Hậu Giang mở chuyên đề “Không còn nỗi lo đột quỵ” với tiêu chí: tư vấn - giải đáp câu hỏi hàng ngày, tổ chức các chương trình truyền hình trực tuyến, livestreams trò chuyện với bác sĩ về các vấn đề đột quỵ và tổ chức các sự kiện thực tế tại các TP lớn như TPHCM, Hà Nội, Cần Thơ...

Mời bạn đọc có các thắc mắc về bệnh tim mạch, nội thần kinh, đột quỵ, tai biến... gửi câu hỏi về email: tuvan@alobacsi.vn để được TS.BS Trần Chí Cường, TS.BS Lê Văn Tuấn và ThS.BS Bùi Diễm Khuê tư vấn.

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X