Điểm mặt thủ phạm gây ho kéo dài
Ho kéo dài có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng ở người cao tuổi (NCT), khi có chứng bệnh này xuất hiện thì cần hết sức lưu ý.
Ho là một phản xạ nhằm tống các vật lạ, chất tiết, khí độc, vi sinh vật... ra khỏi đường hô hấp do các nguyên nhân khác nhau, trong đó, ho kéo dài gây khó chịu cho người bệnh và làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của họ.
Nguyên nhân gây ho kéo dài ở NCT
Ở NCT có thể gặp các loại ho khác nhau, ho húng hắng, ho từng cơn, ho khan, ho có đờm và ho kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài tuần nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Ho kéo dài ở NCT đáng lưu tâm nhất là do bị lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Ngày nay, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nên cần phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ.
Một số nguyên nhân nữa mà NCT hay gặp do ho kéo dài là hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn mạn tính. Ho ở NCT bị hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc cho nên khi ho có tiếng lọc xọc như tiếng của điếu thuốc lào khi có người hút. Nếu điều trị cắt được cơn hen thì người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.
Nguyên nhân gây ho kéo dài ở NCT
Ở NCT có thể gặp các loại ho khác nhau, ho húng hắng, ho từng cơn, ho khan, ho có đờm và ho kéo dài nhiều ngày, nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng.
Ho có thể là cấp tính hoặc mạn tính. Ho cấp tính thường kéo dài một vài tuần nhưng ho mạn tính có khi kéo dài nhiều tuần, thậm chí hàng tháng, có khi tới hàng năm. Ho kéo dài ở NCT đáng lưu tâm nhất là do bị lao phổi, u phổi, tràn dịch màng phổi. Ngày nay, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nên cần phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ.
Một số nguyên nhân nữa mà NCT hay gặp do ho kéo dài là hen suyễn, đặc biệt là hen suyễn mạn tính. Ho ở NCT bị hen suyễn mạn tính thường có đờm lỏng hoặc đặc cho nên khi ho có tiếng lọc xọc như tiếng của điếu thuốc lào khi có người hút. Nếu điều trị cắt được cơn hen thì người bệnh sẽ giảm hoặc hết cơn ho.
Khi bị ho, NCT nên đến bác sĩ sớm để được chẩn đoán và
điều trị.
Một nguyên nhân gây ho ở NCT mà dễ bỏ sót là bệnh trào ngược dạ dày - thực quản. Ho trong trào
ngược dạ dày - thực quản là do dịch vị trào ngược từ dạ dày lên gây kích thích niêm mạc đường hô
hấp và làm tổn thương do tác động của dịch vị dạ dày.
Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và hết bệnh trào ngược dạ dày - thực quản thì hết cơn ho. Ngoài ra, một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây nên cơn ho. Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào... cũng bị ho kéo dài.
Trong trường hợp này, nếu phát hiện sớm, điều trị đúng và hết bệnh trào ngược dạ dày - thực quản thì hết cơn ho. Ngoài ra, một số bệnh thuộc viêm đường hô hấp như viêm phế quản mạn tính, giãn phế quản, khí phế thũng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) cũng gây nên cơn ho. Một số NCT nghiện thuốc lá, thuốc lào... cũng bị ho kéo dài.
Khi NCT bị ho kéo dài, cần làm gì?
Ho kéo dài ở NCT có thể do nhiều bệnh khác nhau, vì vậy, cần bình
tĩnh, không nên lo lắng thái quá và cần đi khám bệnh càng sớm càng tốt. Khi đã được khám bệnh và
xác định được nguyên nhân thì nên theo chỉ định của bác sĩ để điều trị cho dứt điểm. NCT không nên
tự chẩn đoán bệnh cho mình hoặc tự mua thuốc để điều trị. Nếu làm như vậy nhiều khi bệnh không
những không khỏi mà còn nặng thêm, có khi gây nguy hiểm đến tính mạng.
Việc cần làm là vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng hình thức đánh răng và súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp. NCT cũng không nên uống nước lạnh, thậm chí nước đá. Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là vào ban đêm thì cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc cho phù hợp.
Việc cần làm là vệ sinh họng, răng, miệng hàng ngày bằng hình thức đánh răng và súc họng sau khi ăn, trước khi đi ngủ và sau khi ngủ dậy. Không nên hút thuốc lá, thuốc lào bởi vì hút thuốc là nguyên nhân hay gặp nhất trong các bệnh của đường hô hấp. NCT cũng không nên uống nước lạnh, thậm chí nước đá. Nếu bị bệnh tăng huyết áp mà bác sĩ đã có chỉ định điều trị nhưng khi dùng thuốc thấy bị rát cổ, ho, nhất là vào ban đêm thì cần báo cho bác sĩ biết để thay đổi thuốc cho phù hợp.
AloBacsi.vn
Theo ThS.BS. Bùi Mai Hương - Sức khỏe & Đời sống
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình