Bác sĩ nha khoa - Đang du học University of Colorado School of Dental Medicine
Xương hàm kêu “lục cục” và hay bị mắc kẹt khi ngáp. Xin hỏi tôi bị làm sao?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Gần đây tôi có hiện tượng xương hàm hay bị lục cục có tiếng kêu khi đưa tay vào má xoa. Và thỉnh thoảng khi ngáp to thì tôi bị mắc kẹt quai hàm, không thể mím miệng được. Như sáng nay, tôi mất mười phút để đấm, xoa nắn rồi mãi hai hàm mới trở lại vị trí của nó và tôi mới nói chuyện được bình thường. Tôi thấy rất hoang mang không biết mình bị bệnh gì, và rất khó chịu khi gặp phải chuyện này. Tôi mong bác sĩ tư vấn giúp. Ngoài ra, tôi mong bác sĩ tư vấn thêm cho tôi về chuyện QHTD. Thường thì tôi quan hệ xong thì hôm sau rất mệt và cảm giác như xương khớp có vấn đề, xương khớp yếu đi rất nhiều, đầu gối lộc cộc. Bình thường tôi là người rất khỏe mạnh và vạm vỡ. Tôi khỏe hơn người khác rất nhiều cả về sức lực và tinh thần. Và tôi nghĩ tôi bị mắc hàm cũng do quan hệ mà xảy ra. Vì hai lần tôi dính mắc hàm như vậy đều xảy ra sau khi tôi quan hệ 1-2 hôm. Tôi năm nay mới 25 tuổi đang trong tuổi rất sung sức mà xảy ra tình trạng như vậy. Tôi thấy rất không yên tâm. Mong bác sĩ tư vấn giúp tôi. Xin trân thành cảm ơn bác sĩ! (Đình Chiến - dinhchien...@gmail.com)
Trả lời
Việc bạn nghe tiếng lục cục khi há ngậm, bị kẹt hàm khi ngáp to... là triệu chứng của loạn năng khớp thái dương hàm. Nghĩa là khớp thái dương hàm (khớp nối liền hàm dưới với nền sọ) hoạt động bị trục trặc.
Tình trạng của bạn có thể xem là khá nặng vì đã xuất hiện hiện tượng bán trật khớp (ngáp to bị trật khớp nhưng vẫn hồi phục lại được).
Nguyên nhân thường gặp nhất của bệnh này là do mất răng lâu ngày mà không làm răng giả, khiến cho bộ răng có sự xáo trộn làm ảnh hưởng trực tiếp đến khớp. Ngoài ra một số hoạt động cận chức năng khác cũng gây xáo trộn khớp cắn như cắn chặt răng trong thời gian dài, nghiến răng,...
Bạn nên đi khám để biết nguyên nhân để có hướng điều trị thích hợp. Bệnh này chữa phải mất thời gian, và cũng không có nhiều nơi có thể điều trị hiệu quả. Bạn cần đến BV Răng Hàm Mặt hoặc khoa Răng Hàm Mặt trường ĐH Y Dược TPHCM hoặc Đại Học Răng Hàm Mặt nếu bạn ở Hà Nội.
Tạm thời, bạn nên hạn chế việc há miệng quá to hoặc quá lâu. Ăn uống cũng nên cẩn thận chia thành từng miếng nhỏ để ăn, cố gắng thư giãn để hai hàm ở trạng thái nghỉ ngơi, không nên lúc nào cũng cắn chặt răng lại... Nếu có đi khám chữa răng, nhớ báo với bác sĩ về tình trạng của bạn để BS chủ động làm giảm thời gian há miệng của bạn.
Bệnh lý này không liên quan gì đến QHTD bạn à, có thể chỉ là sự ngẫu nhiên, trùng hợp về thời gian mà thôi.
Để được giải đáp cụ thể hơn về vấn đề này, bạn vui lòng gởi 1 câu hỏi riêng, ban biên tập sẽ chuyển BS Nam khoa giúp bạn nhé!
Thân chào bạn, chúc bạn nhiều sức khỏe!
AloBacsi.vn
- nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.
AloBacsi.vn
giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Bạn đọc có thể ghi
kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết. Chân thành cảm ơn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình