Hotline 24/7
08983-08983

Vết thương hở chậm lành do kháng thuốc có nguy hiểm không bác sĩ?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Con bị tai nạn giao thông, hiện tại có một vết thương hở ở đùi. Con đã điều trị bệnh 2 tháng nhưng chưa khỏi. Bác sĩ điều trị con bảo là con bị kháng với tất cả các loại thuốc nên không lành. Giờ con phải làm sao ạ? Con cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Vết thương hở chậm lành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Vết thương hở chậm lành. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Có nhiều nguyên nhân khiến cho 1 vết thương chậm lành, thông thường là do nhiễm trùng hoặc tình trạng nuôi dưỡng vị trí tổn thương kém (do tổn thương mạch máu nuôi, do tình trạng dinh dưỡng toàn thân kém).

Nếu bác sĩ xác định là chậm lành do nhiễm trùng, sẽ cần cấy mủ vết thương làm kháng sinh đồ thì mới điều trị triệt để được. Ngoài ra, điều trị các vết thương lớn cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn, đôi khi kéo dài lên tới 6 tháng, có khi phải ghép da thì mới có thể lành lại.

Bạn nên tái khám chuyên khoa ngoại chấn thương ở bệnh viện lớn để được tiếp cận các phương pháp tân tiến trong điều trị hồi phục vết thương bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:


Nhiễm trùng vết thương xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào da. Nhiễm trùng có thể chỉ liên quan đến da hoặc ảnh hưởng đến các mô hoặc cơ quan sâu hơn gần vết thương. Nhiễm vi khuẩn gây bệnh uốn ván có thể gây tử vong.

Các biến chứng của vết thương bị nhiễm trùng có thể thay đổi phạm vi từ tại chỗ đến toàn thân. Các biến chứng tại chỗ nghiêm trọng nhất của một vết thương bị nhiễm trùng là vết thương chậm lành dẫn đến không lành được. Điều này thường gây đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng xấu đến tâm lý cho bệnh nhân. Các biến chứng toàn thân có thể bao gồm viêm mô tế bào (nhiễm khuẩn da hoặc  dưới da), viêm tủy xương (nhiễm trùng xương hoặc tủy xương) hoặc nhiễm khuẩn huyết (sự hiện diện của vi khuẩn trong máu có thể dẫn đến tình trạng viêm toàn thân).

Các dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng là:

- Vết thương chảy dịch màu vàng, xanh lá cây hoặc có mùi hôi
- Vết thương hay gần vết thương đau nhiều, sưng hoặc đỏ tấy
- Thay đổi màu sắc hoặc kích thước vết thương
- Các vệt đỏ trên da xung quanh vết thương
- Sốt.

Việc xử lý vết thương bị nhiễm trùng sẽ tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ, vị trí của vết thương và liệu các khu vực khác có bị ảnh hưởng hay không. Việc điều trị cũng có thể phụ thuộc vào sức khỏe và thời gian bạn có vết thương. Hãy hỏi bác sĩ về phương pháp điều trị bác sĩ lựa chọn và các cách điều trị khác mà bạn có thể cần:

- Thuốc sẽ được dùng để điều trị nhiễm trùng, giảm đau và sưng.
- Chăm sóc vết thương có thể được thực hiện để làm sạch vết thương và giúp chữa lành vết thương. Hút chân không vết thương cũng giúp chữa lành vết thương.
- Liệu pháp oxy Hyperbaric (HBO) có thể được sử dụng để tăng oxy cho các mô giúp chúng lành lại nhanh hơn. Oxy được bơm vào khi bạn ngồi trong buồng áp suất.
- Phẫu thuật có thể cần thiết để làm sạch vết thương hoặc loại bỏ các mô bị nhiễm trùng hoặc mô chết. Phẫu thuật cũng có thể cần thiết để loại bỏ dị vật.

Lối sống và các biện pháp khắc phục tại nhà sau có thể giúp bạn đối phó với nhiễm trùng vết thương:

- Chăm sóc vết thương theo chỉ dẫn
- Ăn nhiều loại thức ăn lành mạnh
- Quản lý các tình trạng sức khỏe khác.
- Không hút thuốc lá.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X