Hotline 24/7
08983-08983

Lỡ dùng thuốc đỏ sát trùng vết thương hở có ảnh hưởng gì không?

Câu hỏi

Em năm nay 20 tuổi, mới đây em bị té xe và bị trầy mất miếng da ở hông eo. Em đã sử dụng nước muối dung dịch và bôi Silvirin được tầm 2 ngày thì mẹ em kêu bôi thuốc đỏ trực tiếp. Em đã làm và thấy rát, cực đau. Sau 5 phút em lên mạng đọc không nên dùng trực tiếp nên liền xả nước cho trôi rồi lại dùng Silvirin. Vậy nó có ảnh hưởng gì không ạ?

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Sát trùng vết thương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Sát trùng vết thương. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Trước đây do sự khan hiếm về thuốc nên thuốc đỏ được dùng rộng rãi để bôi lên vết thương giúp phòng ngừa nhiễm khuẩn. Sau khi sát trùng vết thương bằng ô-xy già pha loãng hoặc nước muối, người ta thường dùng thuốc đỏ bôi vào vết thương.

Tuy nhiên, đối với các vết thương trên diện rộng, vết thương sâu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì trong thành phần của thuốc đỏ có chứa thủy ngân, nếu tiếp xúc nhiều với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

 Nếu bạn chỉ mới dùng ngắn hạn và rửa vết thương sớm thì ít có khả năng thuỷ ngân ngấm vào máu và gây độc bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:




Thuốc đỏ là dung dịch merbromin (dẫn chất hữu cơ của thuỷ ngân), thường dùng ở nồng độ 1-2%. Tính sát khuẩn của thuốc nhẹ hơn cồn iốt nhưng ít gây kích ứng, dùng cho các vết thương nhỏ.

Thuốc đỏ được dùng để diệt khuẩn vết thương từ lâu, với tác dụng diệt khuẩn mạnh và làm khô vết thương. Vì vậy, với thuốc đỏ, sau khi rửa vết thương với oxi già hoặc cồn nên lấy thuốc đỏ bôi lên vết thương.

Thuốc đỏ được dùng từ lâu nhờ tác dụng diệt khuẩn mạnh. Ngoài sát khuẩn, thuốc đỏ còn có tác dụng chống lở loét, làm khô vết thương. Khi da nguyên vẹn, i-ốt là dung dịch lý tưởng để sát khuẩn, vì thế các bác sĩ thường dùng i-ốt để làm sạch vùng da trước khi phẫu thuật.

Hãy cẩn thận, vì thuốc đỏ có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình lành vết thương.

Tuy nhiên, khi da bị rách, việc sử dụng dung dịch i-ốt, ô-xy già, cồn hay thuốc đỏ có thể gây độc cho tế bào da, cản trở quá trình lành vết thương.

Khi tiếp xúc với vết thương, ô-xy già gây ra một phản ứng hóa học (sủi bọt), không chỉ làm sạch vết thương mà còn giết chết các tế bào mạnh khỏe. Khi bôi i-ốt vào vết thương, vi khuẩn có thể bị tiêu diệt, nhưng vết thương lại không được làm sạch. Đặc biệt, với thuốc đỏ, các chuyên gia khuyên tuyệt đối không nên sử dụng vì trong dung dịch này có thủy ngân, rất hại cho cơ thể.

Vì vậy, với các vết thương trên diện rộng, vết thương sâu, bạn không nên tự ý sát trùng bằng thuốc đỏ vì thủy ngân tiếp xúc với máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

Khi bị đứt tay, trầy xước, cách tốt nhất để làm sạch vết thương và vi khuẩn mà không làm tổn thương mô lành là đặt vết thương dưới một vòi nước mạnh để rửa sạch rồi băng lại. Trước khi băng có thể dùng mỡ kháng sinh chứa bacitracin hay neomycin để bôi trơn vết thương, khi gỡ băng ra sẽ không đau.

Vì những hạn chế đó mà chúng ta không nên dùng thuốc đỏ với vết thương lâu, rộng và vết thương nông nhưng chạm vào mạch máu.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X