Váng đầu, khó chịu, mệt mỏi, triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ,
Cháu là nam giới, 1 tuần nay cháu thấy bị váng đầu, rất khó chịu (như bị say rượu bia ạ), người thì mệt mỏi như bị đói. Cháu vẫn ăn ngủ bình thường, không biết có phải do thay đổi thời tiết hay triệu chứng của bệnh gì? Bác sĩ tư vấn dùm. Cháu xin chân thành cảm ơn.
Trả lời
Triệu chứng váng đầu. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Chào em,
Tất cả các triệu chứng của em hướng đến một bệnh lý có ảnh hưởng lên toàn thân, nhưng không chỉ điểm ra bệnh lý cụ thể của cơ quan nào vì có rất nhiều bệnh hệ thống có thể gây ra các triệu chứng trên, như thiếu máu thiếu khoáng chất, cảm nhiễm virus, rối loạn tiền đình…
Do đó, chỉ dựa vào các triệu chứng em liệt kê thì chưa đủ để bác sĩ chẩn đoán ra bệnh đâu, bác sĩ cần phải khai thác bệnh sử chi tiết hơn, khai thác tiền căn bản thân và gia đình em, kết hợp thăm khám và các xét nghiệm cần thiết khác thì mới chẩn đoán được bệnh chắc chắn.
Em có thể đến khám tại bất kỳ bệnh viện đa khoa nào ở TPHCM, đăng ký khám phòng khám nội tổng quát, em nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não
khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình
cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường.
Nếu hệ thống
bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có
thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm:
- Chóng mặt và choáng váng; - Mất cân bằng và mất phương hướng không gian; - Rối loạn thị giác, thính giác; - Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi; - Các triệu chứng khác.
Loại
và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể
khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn
tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm
kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc
hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí
là ra khỏi giường vào buổi sáng.
Dựa trên các triệu chứng, bệnh
sử và tổng trạng, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán,
phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm:
- Liệu pháp phục
hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài
tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận
biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng
các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể; - Tập thể dục
tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá
trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp
phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục
tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng; - Điều chỉnh chế
độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và
chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế
độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn; - Thuốc.
Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì?
Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ
thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính
(kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục); - Phẫu thuật. Khi
các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng
chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền
đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật.
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh
này nếu áp dụng các biện pháp sau:
- Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh; - Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa; - Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng; - Tránh ra đường trong giờ cao điểm; - Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn.
|