Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Mắc bệnh rối loạn tiền đình có được đi máy bay sang châu Âu?
Câu hỏi
Thưa BS, Mẹ tôi bị rối loạn tiền đình, điều trị mấy hôm đã ổn. Xin hỏi, mẹ tôi có đi máy bay sang châu Âu được không và các thứ cần mang theo đề phòng thế nào? Xin cảm ơn!
Trả lời
Bị rối loạn tiền đình có được đi máy bay? Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Tiền đình là một bộ phận khá phức tạp, nằm ở sau hai bên ốc tai, nó có có vai trò điều chỉnh thăng bằng tư thế và các phối hợp cử động mắt, đầu,thân mình.
Bệnh rối loạn tiền đình gây nên trạng thái mất thăng bằng khi thay đổi tư thế làm cho người bị bệnh chóng mặt, đầu óc quay cuồng, mắt hoa, ù tai, buồn nôn, đi đứng không vững, dễ bị ngã… Đây là chẩn đoán rất dễ bị nhầm lẫn với nhiều bệnh khác, do đó trước tiên cần phải làm rõ mẹ bạn có thật sự rối loạn tiền đình hay không, mức độ nặng ra sao, nguyên nhân là gì thì mới quyết định việc đi du lịch nước ngoài có an toàn hay không.
Bạn nên đưa mẹ tái khám tại BV có chuyên khoa Nội thần kinh như 115, BVĐHYD… để được BS khám và tư vấn trực tiếp bạn nhé.
Thân mến.
Mời tham khảo thêm:
Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não
khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình
cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường. Nếu hệ thống bị tổn thương do bệnh, lão hóa hoặc chấn thương, rối loạn tiền đình có thể xảy ra và thường liên quan đến một hoặc nhiều triệu chứng bao gồm: - Chóng mặt và choáng váng; - Mất cân bằng và mất phương hướng không gian; - Rối loạn thị giác, thính giác; - Nhận thức hoặc tâm lý thay đổi; - Các triệu chứng khác. Loại và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng rối loạn tiền đình có thể khác nhau, nguy hiểm và khó mô tả. Những người bị ảnh hưởng bởi rối loạn tiền đình có dấu hiệu thiếu tập trung, lười biếng, quá lo lắng hoặc tìm kiếm sự chú ý. Họ có thể gặp khó khăn trong hoạt động tại nơi làm việc hay trường học, thực hiện nhiệm vụ thường xuyên hàng ngày hoặc thậm chí là ra khỏi giường vào buổi sáng. Dựa trên các triệu chứng, bệnh sử và tổng trạng, kết quả khám lâm sàng và các xét nghiệm chẩn đoán, phương pháp điều trị rối loạn tiền đình bao gồm: - Liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình. Phương pháp này cho phép bạn áp dụng các bài tập đầu, cơ thể và mắt được thiết kế để rèn luyện bộ não nhằm giúp nhận biết và xử lý các tín hiệu từ hệ tiền đình cũng như phối hợp chúng bằng các thông tin từ việc nhìn và sự nhận cảm trong cơ thể; - Tập thể dục tại nhà. Tập thể dục tại nhà thường là một phần quan trọng của quá trình điều trị. Bác sĩ sẽ chỉ định và hướng dẫn các bài tập liệu pháp phục hồi chức năng tiền đình phù hợp, cùng với một chương trình thể dục tiến bộ để tăng năng lượng và giảm bớt căng thẳng; - Điều chỉnh chế độ ăn uống. Nhiều người bị bệnh Ménière, phù tích nội dịch thứ phát và chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu tin rằng một số thay đổi trong chế độ ăn uống có thể hỗ trợ trong việc kiểm soát rối loạn; - Thuốc. Nhiều người bệnh thắc mắc không biết rối loạn tiền đình uống thuốc gì? Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc trong điều trị rối loạn tiền đình phụ thuộc vào rối loạn chức năng hệ tiền đình là giai đoạn ban đầu, cấp tính (kéo dài lên đến 5 ngày) hay mạn tính (liên tục); - Phẫu thuật. Khi các phương pháp nêu trên không hiệu quả trong việc kiểm soát tình trạng chóng mặt và các triệu chứng khác do rối loạn chức năng hệ thống tiền đình và chóng mặt gây ra thì bác sĩ có thể đề nghị tiến hành phẫu thuật. Rối loạn tiền đình là tình trạng tổn thương khu vực tai trong và não khiến cơ thể mất khả năng kiểm soát cân bằng. Bệnh rối loạn tiền đình cũng có thể do các yếu tố di truyển và môi trường. Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau: - Đừng đi máy bay nếu xoang, tai bị nhiễm trùng hoặc bị tắc nghẽn do bệnh; - Tránh đọc sách hay làm việc trên máy tính khi bạn đang ngồi xe hơi, xe buýt hay xe lửa; - Đừng quên mang theo kính mát và đội mũ nếu vấn đề tiền đình của bạn là do nhạy cảm với ánh sáng; - Tránh ra đường trong giờ cao điểm; - Tránh nghe nhạc với âm thanh lớn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình