-
Tuần thai thứ mấy thì cần làm thủ tục đăng ký sinh, AloBacsi ơi?
Câu hỏi
Em có BHYT tự nguyện ở Bệnh viện Bình Thạnh và khám thai suốt tới giờ đã được 33 tuần. Giờ em muốn sinh ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì có cần phải xin giấy chuyển tuyến mới được hưởng BHYT không. Nếu Bệnh viện Bình Thạnh không cấp giấy chuyển viện thì em không được hưởng BHYT khi sinh ở Bệnh viện Gia Định phải không? Và em phải đến đăng ký sinh ở Bệnh viện Nhân dân Gia Định vào tuần thai thứ mấy. Em xin cảm ơn. (Chương Thị Bích Thùy - bichthuy23…@gmail.com)
Trả lời
Chị Bích Thủy thân mến,
Chị có BHYT tại Bệnh viện Quận Bình Thạnh, muốn sinh tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định thì cần xin giấy chuyển tuyến để được hưởng quyền lợi cao nhất. Nếu chị có giấy chuyển tuyến sẽ được thanh toán khoảng 80%, nếu trái tuyến khoảng 40% điều trị nội trú (ngoại trú bệnh nhân tự thanh toán các khoản phí). Tuy nhiên, mức thanh toán này không phải tổng chi phí mà dựa trên danh mục BHYT chi trả.
Các giấy tờ cần thiết khi chị đi sinh, đó là:
- Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi cũng như các tình trạng khác của thai và bệnh lý của mẹ.
- Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.
- Tiền đóng phí tạm ứng và chi tiêu chưng khoản phát sinh khi nằm viện.
Thông thường, khi có dấu hiệu chuyển dạ thì chị cần đến bệnh viện:
Rỉ ối: Nếu đã rò ối, chị nên vào viện để theo dõi dù đã đến ngày dự sinh hay chưa. Sẽ nguy hiểm nếu rỉ ối đã lâu mà em bé chưa ra đời.
Đau bụng dồn dập, thành từng cơn: Các cơn đau này xuất hiện đều đặn với mức độ tăng dần. Khoảng cách giữa các đợt đau ngày càng ngắn trong khi thời gian đau lại kéo dài. Tuy nhiên, ngay cả lúc thấy đau bụng có tính chu kỳ như vậy, chị cũng không nhất thiết phải vào viện ngay nếu nhà không quá xa, đường sá thuận tiện.
Thời điểm hợp lý để chị nhập viện là khi cơn co tử cung xuất hiện 3 phút một lần (giới chuyên môn gọi là cơn co tần số 3, tức là 3 cơn trong 10 phút). Lúc này nếu bác sĩ khám sẽ bắt đầu thấy dấu hiệu cổ tử cung mở khoảng 2 cm.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm của một số mẹ bầu đăng tải trên các diễn đàn thì khi mang thai 3 tháng cuối, chị có thể đến bệnh viện để khám thai, đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh để thuận tiện cho việc theo dõi sức khỏe mẹ và bé cho đến lúc “vượt cạn” thành công.
Thai bao nhiêu tuần nên đi làm thủ tục đăng ký sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28 - 32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.
Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, chị có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.
Chị có thể liên hệ trực tiếp đến bệnh viện để được tư vấn thêm về các thủ tục đăng ký sinh:
Số 1 Nơ Trang Long, P.7, Q.Bình Thạnh, TPHCM
ĐT: 028 38 412 692
Email: info@bvndgiadinh.org.vn
Website: bvndgiadinh.org.vn
ĐT: 028 38 412 692
Email: info@bvndgiadinh.org.vn
Website: bvndgiadinh.org.vn
Trân trọng!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình