Hotline 24/7
08983-08983

Thông liên thất gây ra những biến chứng gì?

Câu hỏi

Chào BS, Hiện tôi đang có bé trai được 2 tháng tuổi. Bé nhà tôi phát hiện bị bệnh tim bẩm sinh “thông liên thất” khi nhập viện điều trị bệnh nhiễm trùng sơ sinh tại BV Nhi đồng 1 lúc 3 ngày tuổi, lỗ thông liên thất lúc phát hiện là 5.8mm. Sau khi xuất viện bé có đến tái khám tim định kì vào ngày 21/05 tại BV Nhi đồng 1, BS cho siêu âm tim lại và lỗ thông liên thất là 5.4mm. Hiện tại bé vẫn phát triển bình thường (mới sanh 2.950kg, lúc 1 tháng 10 ngày được 5kg). Vậy BS cho tôi hỏi là tình trạng lỗ tim của bé như vây có gọi là tiến triển không, và lỗ tim đó có thể tự đóng lại được không? Bệnh này có thể gây ra những biến chứng gì? Nếu lỗ tim không tự đóng lại được thì can thiệp bằng phẫu thuật có hết được hoàn toàn không? Xin chân thành cảm ơn BS. Chúc BS có 1 ngày làm việc hiệu quả.

Trả lời

BS Châu Thị Kiều Oanh

BS Châu Thị Kiều Oanh

Bác sĩ cấp cứu - Bệnh viện Sài Gòn ITO, Bệnh viện quận 1, TPHCM

Bé bị thông liên thất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bé bị thông liên thất. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Sau lần tái khám và theo kết quả siêu âm tim cho thấy lỗ thông có tiến triển nhỏ hơn, nhưng lỗ thông có tự đóng lại hay không còn phụ thuộc vào thông liên thất phần nào trên vách liên thất, có kết hợp với tật tim bẩm sinh khác không, biến chứng kèm theo,… và nói chung cần có thời gian theo dõi diễn tiến bệnh BS điều trị mới có thể đưa ra  kết luận.

Các biến chứng có thể gặp trong bệnh lý này là tăng áp phổi, viêm phổi, viêm nội tâm mạc,… còn nếu lỗ thông không tự đóng và để điều trị triệt để là phải phẫu thuật.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Thông liên thất là dị tật tim bẩm sinh thường gặp, xảy ra khi xuất hiện một lỗ thông bất thường giữa 2 buồng tâm thất. Nếu lỗ thông nhỏ, thường có tiên lượng tốt, không đáng lo ngại. 75% trẻ có thông liên thất lỗ nhỏ có thể tự đóng lại. Nhưng nếu lỗ thông lớn và không được xử trí sớm thì có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, trẻ thường bị chậm lớn và có nhiều biến chứng nguy hiểm.

Việc lựa chọn phương pháp điều trị cho trẻ còn tùy thuộc vào kích thước của lỗ thông. Với lỗ thông nhỏ, chỉ cần theo dõi định kỳ và chưa cần thiết phải điều trị. Với lỗ thông kích thước lớn, thì cần đóng lại bằng phương pháp can thiệp bít lỗ thông hoặc phẫu thuật vá lỗ thông. Thông thường, nếu được đóng sớm thì trẻ thường sẽ khỏi hẳn và sau đó, chỉ cần theo dõi, tái khám định kỳ trong khoảng 3 năm.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X