Hotline 24/7
08983-08983

Tại sao có gia đình cả nhà đều bị ung thư gan?

Câu hỏi

Hôm nọ tôi đọc được một bài viết có thông tin rằng cả gia đình có 5 người bị bệnh ung thư gan, hầu hết con cái đều lần lượt qua đời ở tuổi 30-40. Tôi muốn hỏi BS là tại sao có gia đình cả nhà đều bị ung thư gan như vậy ạ? Vậy ung thư gan có thể do di truyền phải không ạ? Nếu trong anh em, có người chết vì ung thư gan, thì khả năng người đó sẽ bị ung thư gan ạ? Có thể phòng tránh ung thư gan bằng cách nào? Thưa bác sĩ, vì sao ung thư gan là chết nhanh hơn các loại ung thư khác? Nếu ung thư gan phát hiện sớm thì tỷ lệ sống sót có cao không ạ? Các xét nghiệm tầm soát ung thư gan? Xin lỗi bác sĩ vì tôi tham lam hỏi nhiều, nhưng mong bác sĩ giúp trả lời cho tôi với. Cảm ơn bác sĩ và chương trình AloBacsi nhiều thật nhiều. (Phan Văn Linh, 32 tuổi - ĐT: 0963 934…)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet


Chào em Linh,

Ở nước ta tỷ lệ nhiễm siêu vi B khá cao (20% dân số), điều quan trọng đường lây nhiễm siêu vi B ở nước ta đa số là từ mẹ truyền cho con. Chính vì vậy, có những gia đình tất cả anh chị em cùng bị nhiễm viêm gan siêu vi B và đều có nguy cơ xơ gan, ung thư gan do siêu vi B.

Hiện nay, chúng ta đã có thuốc chủng ngừa viêm gan siêu vi B vì vậy tất cả mọi người đều nên làm xét nghiệm tầm soát và chích ngừa viêm gan siêu vi B nếu chưa bị nhiễm.

Ung thư gan là một loại ung thư có tính ác cao. Thời gian đưa đến tử vong ngắn. Tuy nhiên, ngày nay ung thư gan đã có nhiều phương pháp điều trị tiên tiến giúp kéo dài thời gian sống như: phẫu thuật, đốt u gan bằng sóng cao tần, bơm hóa chất điều trị ung thư gan… Với những phương pháp điều trị này, nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm việc điều trị ung thư gan cũng đem đến hiệu quả khá cao.

Chúng ta có thể tầm soát ung thư gan bằng các xét nghiệm chẩn đoán sớm ung thư gan, siêu âm gan, CT gan… Đặc biệt, các phương pháp tầm soát này cần phải thực hiện định kỳ ở những người có nhiều yếu tố nguy cơ (người nhiễm virus viêm gan B, C, người uống rượu…).

Đôi điều chia sẻ cùng bạn.


Thân mến!

TS.BS Lê Thị Tuyết Phượng - Trưởng khoa Nội Tiêu hóa
BV Nhân dân 115

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X