Hotline 24/7
08983-08983

Rối loạn đi cầu và đau bụng kéo dài, em bị bị ung thư đại tràng hay polyp đại tràng?

Câu hỏi

Cháu chào BS, Năm nay cháu 19 tuổi, thường hay bị đau lâm râm bụng dưới và cảm giác khá nặng nề trong bụng, đặc biệt là lúc gần đến kì. Chuyện này đã xảy ra cách đây tầm 2-3 năm. Mỗi lúc tụt huyết áp cháu cũng bị kèm với đau và lạnh bụng dưới, tim đập nhanh và ngất đi. Cháu cũng đã đi khám, nhưng lúc đấy lại nghĩ bệnh sinh sản (buồng trứng…) nên vào khoa Sản. BS đã siêu âm cho cháu tầm 2 lần nhưng kết quả đều bình thường. Lần gần nhất cháu siêu âm là cách đây gần 1 năm. Gần đây cháu bắt đầu cảm thấy bụng cháu đầy hơi và hay trung tiện, nhất là sau khi ăn khoai lang hoặc bắp cải. Sau khi cắt giảm thì cũng đỡ hơn, bụng dưới của cháu vẫn đau lâm râm và 1 tuần gần đây cháu đi ngoài phân nát, không thành khuôn, có những hạt trắng lẫn trong phân, phân có lẫn ít sợi đỏ, không biết là do cháu ăn cà chua hay do máu. Đặc biệt là phân cháu có mùi như trứng, dù không rõ ràng nhưng cháu vẫn cảm giác mùi không giống bình thường. Mỗi lần ăn cay bụng cháu đều nóng và đau lâm râm, kèm theo đi ngoài và rát hậu môn. Cháu đã thay đổi chế độ ăn bớt dầu mỡ thì cháu không bị ỉa chảy nữa nhưng phân rất dẹt, đi ngoài bị đứt đoạn như phân mèo. Phân cháu dẹt đã 2 ngày nay rồi, kèm theo những hạt trắng. Cháu rất lo lắng không biết có phải do mình bị ung thư đại tràng hay polyp đại tràng không? Mong BS cho cháu lời khuyên. Cháu chân thành cảm ơn BS nhiều.

Trả lời
Đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Đối với các tình trạng rối loạn đi cầu và đau bụng kéo dài, BS cần phải thăm khám và đánh giá cẩn thận để tìm nguyên nhân bệnh lý. Đôi khi cần tới sự hỗ trợ của nội soi đại tràng, xét nghiệm máu, xét nghiệm phân mới có thể định bệnh.

Trường hợp của em nếu bất thường chỉ xảy ra khi sử dụng một số nhóm thực phẩm đặc biệt thì thường là do nguyên nhân hội chứng ruột kích thích. Đây là bệnh lý lành tính nhưng dễ gây khó chịu cho người bệnh, dễ tái phát nếu không kiêng khem trong vấn đề ăn uống.

Tuy nhiên, em cũng không nên chủ quan, em cần tới BV có chuyên khoa Tiêu hoá để khám và tầm soát toàn diện, giúp loại trừ các nguyên nhân bệnh lý mà em đang nghi ngờ.
 
Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.

Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột  không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Để hạn chế diễn tiến của bệnh này, bạn nên duy trì những hoạt động sau:

- Tìm hiểu những loại thức ăn làm cho triệu chứng trầm trọng hơn và hạn chế ăn những loại thức ăn đó;
- Duy trì một chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, ngũ cốc và rau quả;
- Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, nhiều chất xơ;
- Hãy uống nhiều nước để giúp ruột già hoạt động tốt;
- Hãy uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ;
- Hãy tập thể dục vừa phải khoảng 30 phút mỗi ngày;
- Hãy cố tránh bị stress.

Khi bạn được chẩn đoán mắc phải hội chứng ruột kích thích, đừng quá lo lắng mà hãy sử dụng thuốc và sinh hoạt theo lời khuyên của bác sĩ. Việc lo lắng, căng thẳng có thể làm bệnh kéo dài và nặng hơn.

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X