Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Nổi hạch dưới cằm sau mổ Hashimoto, liệu có phải là bướu di căn?
Câu hỏi
Chào BS, Em năm nay 25 tuổi, em đã mổ bướu năm 2015, khi mổ xong BS nói bướu em là bướu Hashimoto, vừa ra viện thì cổ em vẫn còn sưng đến giờ bướu em vẫn còn sưng to khó thở, người mệt mỏi. Vừa rồi dưới cằm mặt của em hơi sưng to và có nổi cục hơi đau em nghĩ là hạch, em có đọc nhiều bài về tuyến giáp, như vậy có phải em thuộc trường hợp bị bướu di căn không ạ?
Trả lời
Thứ nhất, bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, còn được gọi là viêm tuyến giáp mạn tính, giai đoạn đầu tuyến giáp bị phá hủy gây triệu chứng của cường giáp, về sau thì tiến triển đến suy giáp.
Thứ hai, tôi không rõ em “mổ bướu giáp” là cụ thể làm gì với bướu giáp này, cắt bỏ toàn bộ tuyến giáp hay 1 phần tuyến giáp? Sau mổ, em thấy cổ em vẫn còn sưng cho đến lúc ra viện, vậy BS điều trị cho em có giải thích cho em biết là tại sao như vậy không, do vết mổ bị viêm sưng nề hay là chỉ mổ 1 phần tuyến giáp? Ra viện BS có cho thuốc uống không, em có tái khám định kỳ và uống thuốc theo hẹn không hay tự ngưng lâu rồi?
Viêm giáp Hashimoto không phải là bệnh ung thư tuyến giáp nên không có di căn, tuy nhiên, trên nền bướu giáp Hashimoto có thể có u giáp ác tính (ung thư), u giáp ác tính này có thể di căn hạch lân cận và mô xung quanh. Mặt khác, hạch dưới cằm của em cũng thể là hạch viêm hay hạch di căn của cơ quan khác không phải tuyến giáp, và em “nghĩ là hạch” chứ chưa chắc gì là hạch.
Với tình trạng này, tốt nhất em cần khám chuyên khoa Ung bướu chuyên về bướu giáp để được kiểm tra lại và xử trí thích hợp tương ứng.
Thân mến.
Viêm tuyến giáp Hashimoto là tình trạng hệ thống miễn dịch tấn công tuyến giáp, một tuyến nhỏ tại các cơ quan ở cổ và bên dưới yết hầu. Tuyến giáp là một phần của hệ thống nội tiết, sản xuất hormone có vai trò phối hợp nhiều chức năng của cơ thể. Viêm từ bệnh Hashimoto, còn được gọi là viêm tuyến giáp mạn tính, thường khiến cho tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp). Bệnh
Hashimoto là một rối loạn tự miễn, trong đó hệ thống miễn dịch tạo ra
các kháng thể gây tổn hại đến tuyến giáp. Một số nhà khoa học cho rằng
một loại virus hoặc vi khuẩn có thể kích hoạt các phản ứng, trong khi
những người khác cho rằng đó là do lỗi di truyền. Nguy cơ mắc bệnh viêm tuyến giáp Hashimoto ở phụ nữ cao hơn gấp 7 lần so với đàn ông, đặc biệt là những phụ nữ đã từng mang thai. Không
phải tất cả những người có bệnh Hashimoto đều cần điều trị. Nếu tuyến
giáp vẫn hoạt động tốt và bình thường thì bạn chỉ cần cùng bác sĩ theo
dõi tình trạng. - Không ăn các loại thực phẩm có phản ứng với miễn dịch: gluten, thực phẩm đặc hiệu, v.v. - Ăn các loại thực phẩm chữa bệnh đường ruột, - Bổ sung các chất dinh dưỡng hữu ích, thảo dược và chế phẩm sinh học; - Tăng cường khả năng giải độc của cơ thể; - Kiểm soát căng thẳng dài hạn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình