Hotline 24/7
08983-08983

Nên làm gì khi trật khớp gối tái lại sau 2 tuần?

Câu hỏi

Thưa bác sĩ, Em chơi bóng đá, bị trật khớp gối. Sau khoảng hơn 2 tuần thì tự khỏi, sau đó tiếp tục chơi bóng thì bị trật lại chỗ cũ. Mong bác sĩ tư vấn.

Trả lời

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

BS.CK1 Cao Thị Lan Hương

Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương

Trật khớp gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Trật khớp gối. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em,

Nếu dễ bị trật khớp gối như vậy thì em nên khám chuyên khoa Chấn thương chỉnh hình để bác sĩ kiểm tra xem có bị dãn / rách dây chằng khớp gối hay không, để có hướng điều trị thích hợp, em nhé.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Trật khớp gối là chấn thương đầu gối, trong đó có sự gián đoạn hoàn toàn khớp xương giữa xương chày và xương đùi.

Tình trạng này hay gặp ở những người cao tuổi, người lao động nặng nhọc hoặc những người thường xuyên hoạt động mạnh, vận động viên thể thao,…

Trật khớp gối tuy là một bệnh thông thường nhưng để lại biến chứng rất nguy hiểm, nếu bệnh nhân không kịp thời điều trị hoặc điều trị không đúng cách rất dễ để lại di chứng về sau như viêm khớp gối; chấn thương động mạch; chèn ép khoang; tổn hại dây thần kinh.

Triệu chứng thường gặp khi bị trật khớp gối:

- Đau nhức gối: Do khớp bị lệch ra so với vị trí ban đầu, cùng với những chấn thương phần mềm trong quá trình vận động nên người bệnh sẽ cảm thấy rất đau tại vị trí trật khớp gối. Đau giảm nhanh khi người bị nạn được cố định khớp và ngừng vận động.

- Đầu gối bị sưng: Ban đầu chưa có dấu hiệu rõ ràng, sau một khoảng thời gian ngắn khớp gối bắt đầu bị sưng to, nhấn vào cảm thấy đau, ngoài da có thể có một vài vết tím đỏ hoặc không.

- Ảnh hưởng khả năng di chuyển: Vì đau nên người bệnh giảm các vận động vùng khớp gối như đi lại, co duỗi khớp gối… Khi cố gắng di chuyển sẽ cảm thấy đau nhói và cứng khớp.

Khi bị trật khớp gối, bạn nên:

- Hạn chế vận động khớp gối: Không cử động khớp gối là việc làm đầu tiên phải thực hiện khi bị trật khớp gối. Không nên tự ý nắn bóp, xoay lắc khớp vì sẽ khiến cho cấu trúc phần mềm quanh khớp bị tổn thương nhiều hơn. Cố định khớp gối bằng vải hoặc nẹp, đồng thời tránh các tác động bên ngoài lên khớp gối.

- Đưa người bị nạn đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt: Sau khi được cố định khớp, người bệnh có thể không thấy đau nhưng vẫn phải đến cơ sở y tế để nắn chỉnh khớp trật. Trong quá trình đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bạn nên cố gắng giữ cố định khớp gối.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X