-
Muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm tại BV Phụ sản Hà Nội cần chuẩn bị gì?
Câu hỏi
Tôi và chồng lấy nhau 4 năm nay chưa có con do tinh trùng chồng tôi yếu, chạy chữa nhiều nơi chưa có tiến triển. Nay tôi muốn làm thụ tinh trong ống nghiệm tại BV Phụ sản Hà Nội nhưng chưa biết quy trình tại đây như thế nào? Mong được AloBacsi hướng dẫn. Chân thành cảm ơn. (Trần Thị Mai Chi - Hà Nội)
Trả lời
Đầu tiên xin cảm ơn chị đã tin tưởng vào đội ngũ tư vấn của AloBacsi. Về vấn đề chị hỏi, chúng tôi xin gửi đến chị một vài thông tin, hy vọng chúng sẽ hữu ích với chị.
Thông thường, chị sẽ có chỉ định thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) nếu thuộc một trong các trường hợp như:
- Nguyên nhân hiếm muộn từ người vợ như tổn thương tắc, ứ dịch vòi trứng, lạc nội mạc tử cung hay rối loạn phóng noãn sau khi thất bại bơm tinh trùng nhiều lần.
- Nguyên nhân hiếm muộn từ người chồng như tinh trùng ít, yếu và dị dạng hoặc không có tinh trùng.
- Hiếm muộn chưa rõ nguyên nhân và đã bơm tinh trùng nhiều lần thất bại.
Việc điều trị vô sinh bằng phương pháp TTTON có thể sẽ khác nhau đối với từng người tùy thuộc vào cơ địa và nguyên nhân riêng biệt. Tuy nhiên, thông thường sẽ bao gồm các xét nghiệm cơ bản như:
Đối với người vợ: xét nghiệm cơ bản phụ khoa, Mantoux, xét nghiệm nội tiết, phiến đồ âm đạo, Chlamydia, điện tâm đồ, phim chụp tử cung vòi tử cung, phim chụp tim phổi, siêu âm nang cơ sở và một số xét nghiệm riêng theo yêu cầu của bác sĩ (nếu có).
Đối với người chồng: xét nghiệm máu (HIV, HBsAg, TPHA, Rh, nhóm máu), xét nghiệm tinh dịch đồ, các xét nghiệm riêng theo yêu cầu của bác sĩ (nếu có).
Khi chị có đủ các xét nghiệm, thủ tục hành chính và có có chỉ định của bác sĩ làm TTTON thì cả hai vợ chồng cùng có mặt vào 14g các ngày trong tuần để khám và làm hồ sơ bệnh án TTTON tại phòng 2 B3 của BV Phụ sản Hà Nội.
Chị nhớ mang theo CMND, giấy đăng ký hết hôn (1 photo + bản gốc) và các giấy xét nghiệm như đã nêu trên để làm hồ sơ.
Thời gian và địa điểm làm các xét nghiệm tại BV Phụ sản Hà Nội như sau:
Các xét nghiệm cần làm |
Phòng làm xét nghiệm |
- Xét nghiệm cơ bản phụ khoa (nhịn ăn sáng) - HIV, HBsAg, TPHA, Nhóm máu, Rh - Mantoux - Xét nghiệm nội tiết ( ngày thứ 2 - 3 của vòng kinh) |
- Sáng (T2 → T6) tại phòng 17B tầng 1 nhà A - Chiều (T2 → T6), T7 và chủ nhật tại phòng 20 tầng 1 nhà D |
- Chlamydia |
Phòng 17A tầng 1 nhà A |
- Phiến đồ âm đạo |
Phòng 19 tầng 1 nhà A |
- Chụp tử cung vòi tử cung (sạch kinh 2-3 ngày, kiêng giao hợp khám lại để chụp TC- VTC theo chỉ định BS) |
Phòng 20 tầng 1 nhà A (T2 → T6) |
- Chụp tim phổi |
Phòng 26 tầng 1 nhà A (T2 -> T6) |
- Siêu âm nang cơ sở ( ngày thứ 2 - 3 của vòng kinh) |
Phòng 2 B3 (T2 -> CN)
|
- Tinh dịch đồ (Kiêng giao hợp 3 → 5 ngày) |
Phòng 11 B3 |
Chị có thể đến khoa Hỗ trợ sinh sản BV Phụ sản Hà Nội nhận kết quả xét nghiệm và làm hồ sơ tất cả các buổi chiều trong tuần trừ thứ 7, chủ nhật và các ngày lễ.
Hồ sơ sau khi hoàn thiện và tóm tắt sẽ được hội chẩn ngay trong tuần. Sau khi hồ sơ được hội chuẩn, khoa sẽ thông báo lại cho chị để có kế hoạch làm TTTON.
Thời gian thực hiện một chu kỳ TTTON, bắt đầu từ lúc tiêm thuốc chuẩn bị những điều kiện tốt nhất cho buồng trứng cho đến lúc tiến hành siêu âm hoặc xét nghiệm thử thai khoảng 4-6 tuần tùy đáp ứng cơ thể của mỗi người phụ nữ với thuốc.
Trong suốt quá trình thực hiện TTTON, người vợ cần tuân thủ việc tái khám nhiều lần trong khoảng 2 tuần để tiêm thuốc và siêu âm.
Người chồng không cần mất nhiều thời gian như người vợ, nhưng cần có mặt trong ngày người vợ chọc hút trứng.
BV Phụ sản Hà Nội
929 đường La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội
ĐT: 0243 8343181 - 0167 915 1515
Website: benhvienphusanhanoi.vn
Chúc vợ chồng chị sớm có tin vui!
Trân trọng.
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình