Hotline 24/7
08983-08983

Mụn ở hậu môn vỡ và chảy dịch vàng, dấu hiệu rò hậu môn?

Câu hỏi

Thưa BS, Hồi ngày 23/06 em có bị nổi mụn cách hậu môn 2cm, sau đó em đi khám ở BV, nội soi nhưng không bị gì. BS bảo bị trĩ tắc mạch, cho thuốc về uống. 1 tuần sau mụn vỡ ra, chảy mủ và dịch vàng. Em đến BV khám, tiếp tục nội soi nhưng vẫn không có gì. BS nội soi nói không vào, về vệ sinh kỹ, sát trùng sẽ từ từ lành. Khám BS Ngoại khoa thì bảo rò, cần mổ. Em tính đi khám lại ở BV. Em lo quá, mong BS tư vấn ạ.

Trả lời
Rò hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Rò hậu môn. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Biểu hiện của rò hậu môn thường là xuất hiện các nốt nhỏ, có mủ, chảy dịch vàng ở hậu môn tầng sinh môn, thường xuyên xì hơi, rò rỉ dịch phân gây mùi hôi thối khó chịu.

Người bệnh thường trải qua quá trình áp xe hậu môn sau đó mới bị biến chuyển thành rò hậu môn khi không điều trị hay điều trị áp xe hậu môn không dứt điểm, kéo dài không hiệu quả.

Trường hợp của bạn có nhiều yếu tố để nghi ngờ rò hậu môn, bạn nên khám lại BV có chuyên khoa Ngoại (như BV Bình Dân chẳng hạn). Nếu đúng bệnh, BS sẽ phẫu thuật cắt bỏ hết các tổ chức xơ bên trong hậu môn để đảm bảo đường rò không còn khả năng phát triển. Phẫu thuật này cũng khá nhẹ nhàng, không xâm lấn nhiều nên bạn không cần quá lo lắng bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rò hậu môn là tình trạng khi có một rảnh nhỏ ở giữa phần cuối ruột và da gần hậu môn. Hậu môn là nơi loại bỏ phân ra khỏi cơ thể. Bên trong hậu môn có rất nhiều tuyến nhỏ. Khi bạn bị rò hậu môn, một trong những tuyến này bị tắc có thể là do áp xe hoặc một khoang sâu bị nhiễm trùng. Phương pháp điều trị áp xe hậu môn là phẫu thuật thoát lưu, mặc dù một vài áp xe có thể thoát lưu tự phát. Khoảng 50% những áp xe này có thể phát triển thành rò.

Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp của rò hậu môn có thể bao gồm:

- Đau liên tục, đau nhói, có thể tồi tệ hơn khi bạn ngồi xuống, di chuyển, đi tiêu hoặc ho
- Chảy dịch hôi ở gần hậu môn
- Đi tiêu ra mủ hoặc máu
- Sưng, đỏ quanh hậu môn và sốt cao nếu bị áp xe
- Khó kiểm soát cử động ruột (tiêu thường xuyên) trong một số trường hợp
- Kích ứng da quanh hậu môn.

Nếu không được điều trị, bạn cần phải phẫu thuật vì chúng hiếm khi lành.

Các phương pháp chính bao gồm:

- Cắt đường rò. Một thủ thuật liên quan đến việc cắt mở toàn bộ chiều dài của lỗ rò để nó lành thành một vết sẹo phẳng.
- Thủ thuật seton. Bác sĩ sẽ đặt seton trong đường rò và để lại trong đó vài tuần để giúp nó lành lại trước khi tiến hành thủ tục điều trị tiếp theo.
- Các kỹ thuật khác. Phương pháp này bao gồm lấp đầy lỗ rò với keo đặc biệt, khóa vết rò bằng một phích đặc biệt hoặc bao phủ nó bằng một vạt mô.

Tất cả các thủ thuật này đều có những lợi ích và rủi ro khác nhau. Bạn có thể thảo luận điều này với bác sĩ phẫu thuật.

Nhiều người không cần ở lại bệnh viện qua đêm sau khi phẫu thuật, mặc dù một số có thể cần ở lại bệnh viện vài ngày.

Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với rò hậu môn:

- Ăn nhiều chất xơ. Chất xơ sẽ hỗ trợ tiêu hóa và chuyển động ruột. Chất này cũng làm giảm cholesterol máu và duy trì sức khỏe ruột.
- Uống thật nhiều nước. Nước sẽ giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
- Sử dụng chất làm mềm phân.
- Da cũng bị ảnh hưởng do các chất tiết. Bạn hãy giữ da quanh hậu môn sạch sẽ và lau khô ráo.



Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X