Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Làm sao để tăng cân hiệu quả?
Câu hỏi
Chào BS, Em năm nay 25 tuổi, cao 1m52, nặng 40kg. Mỗi bữa em ăn 2 bát cơm, chế độ ăn của em đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng, mỗi đêm em ngủ từ 6 - 7 tiếng. Công việc không quá áp lực, nhưng khó tăng cân ạ. Gần đây em đi khám và được biết em bị bệnh viêm co thắt đại tràng, và em mới có đợt tiêm và truyền thuốc kháng sinh liều cao, do em bị nổi 2 mụt to ở mông, phải đi rạch để nặn mủ ra. Hôm qua em cân lại thì xuống 38kg. BS cho em hỏi có phải do em bị viêm co thắt đại tràng và tiêm truyền thuốc kháng sinh nên bị sụt cân và khó tăng cân không ạ? Làm thế nào để tăng cân được ạ?
Trả lời
Nhiều loại thuốc kháng sinh có tác dụng phụ là gây chán ăn, lạt miệng, đắng miệng; bên cạnh đó, quá trình viêm nhiễm và lành vết thương cũng làm hao tổn năng lượng của cơ thể nhưng lại giảm hấp thu dinh dưỡng, cộng thêm cảm giác khó chịu khi bị bệnh và tâm lý nặng nề trong lúc điều trị bệnh, điều này có thể dẫn đến việc sụt cân. Do đó, việc điều trị kháng sinh đợt rồi có thể là lý do khiến em sụt 2 kg, nhưng không phải là nguyên nhân khiến em khó tăng cân từ đó tới nay được.
Viêm co thắt đại tràng cũng ít khi gây suy dinh dưỡng nặng, bởi vì đại tràng (còn gọi là ruột già) là đoạn ruột cuối, vai trò hấp thu dinh dưỡng gần như rất thấp (ruột non mới là nơi hấp thu dinh dưỡng chính từ thức ăn, khi tới ruột già chỉ còn hấp thu nước và 1 ít điện giải, tạo khối phân), mặc dù hiện tượng viêm cũng tiêu hao năng lượng của cơ thể, kèm rối loạn tiêu hóa + tâm lý khi bị bệnh có thể ảnh hưởng tới việc tăng cân nhưng thường không trầm trọng.
Những bệnh lý khác gây ảnh hưởng mạnh đến việc “khó tăng cân” thường là bệnh lý nội tiết (như cường giáp), nhiễm giun sán, viêm teo dạ dày, bệnh tự miễn… và một số trường hợp là do cơ địa không tìm thấy nguyên nhân.
Sau đợt điều trị này, em nên đến khám tại chuyên khoa Nội tiết, chuyên khoa Dinh dưỡng để được kiểm tra thêm những gì chưa làm, xác định rõ chẩn đoán nguyên nhân và điều trị thích hợp.
Song song đó, em cần tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn bằng cách bổ sung thêm sữa cao năng lượng (tức là giàu dinh dưỡng) và nên bổ sung thêm vi khoáng chất (Berocca, Vitamin 3B, vitamin C...), tăng độ dinh dưỡng trong mỗi bữa ăn (thêm thịt cá, trứng sữa, rau xanh, củ quả, trái cây), tăng chất lượng và số bữa ăn trong ngày, tránh thức khuya, ngủ đủ giấc, không hút thuốc lá, không bia rượu, không cafe.
Thân ái.
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể không nhận được đủ chất dinh dưỡng. Suy dinh dưỡng có thể ảnh hưởng đến mọi người ở bất kỳ lứa tuổi. Người
lớn bị suy dinh dưỡng nghiêm trọng ở tuổi trưởng thành thường phục hồi
hoàn toàn khi điều trị. Suy dinh dưỡng ở người cao tuổi có thể dẫn đến
vấn đề sức khỏe khác nhau, bao gồm: Khi thực hiện chẩn đoán suy dinh dưỡng hoặc có nguy cơ suy dinh dưỡng, các chuyên gia y tế (bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng) sẽ thiết lập kế hoạch chăm sóc với mục tiêu hồi phục sức khỏe. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình