Hotline 24/7
08983-08983

Kinh nguyệt thế nào được gọi là rong kinh?

Câu hỏi

Kinh nguyệt như thế nào được coi là rong kinh? Rong kinh được điều trị ra sao, thưa BS?

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Bạn Thủy thân mến,

Nếu ra huyết trên 8 ngày được gọi là rong kinh, thỉnh thoảng có những trường hợp rối loạn kinh hoặc rối loạn rụng trứng thì kinh nguyệt cũng kéo dài, nếu kinh nguyệt ít thì không cần điều trị. Trường hợp kinh nguyệt nhiều và có cục máu đông, kinh nhiều, kéo dài thì mới cần điều trị.

Nếu đã có gia đình nên dùng thuốc ngừa thai dạng vỉ thì kinh nguyệt sẽ đều và ít đi, nếu chưa có gia đình và không muốn sử dụng phương pháp này thì có thể uống thuốc cầm máu hoặc nên đi khám chuyên khoa sản phụ khoa để được tư vấn và điều trị bạn nhé!

 

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài trong khoảng 28 - 32 ngày, thời gian hành kinh trung bình 3 - 5 ngày, mất đi khoảng 50 - 80ml máu. Máu kinh thường có màu đỏ sẫm, không đông, có nhiều chất vụn của tế bào niêm mạc âm đạo, tử cung và các vi khuẩn có sẵn trong âm đạo. Rong kinh là hiện tượng hành kinh đúng chu kỳ kinh nguyệt nhưng kéo dài trên 7 ngày và mất đi lượng máu vượt quá 80ml/chu kỳ.
Rong kinh là một trong những vấn đề thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (tăng theo tuổi) và thường gây ra thiếu máu. 2 nguyên nhân thường gặp là u xơ tử cung và polyp. Các nguyên nhân khác như: tăng sản nội mạc tử cung, ung thư, rối loạn đông máu hoặc rối loạn tuyến giáp.
Biểu hiện của rong kinh là kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay bằng cần phải sử dụng tới 2 băng vệ sinh và cần thay băng liên tục mỗi giờ. Về ban đêm, kinh nguyệt vẫn ra nhiều. Máu kinh thường đóng thành cục lớn và phụ nữ hay bị đau bụng dưới. Nếu rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài thì phụ nữ thường có dấu hiệu mệt mỏi, hay thở dốc, có những triệu chứng của tình trạng thiếu máu.
Rong kinh có nguy hiểm không?
Nhiều phụ nữ bị rong kinh nghĩ rằng đó là hiện tượng bình thường, không gây nguy hiểm nên thường chủ quan. Tuy nhiên, rong kinh nếu để kéo dài gây mất máu dẫn đến bệnh thiếu máu với các triệu trứng mệt mỏi, khó thở... Ra máu kéo dài tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập dẫn đến viêm nhiễm sinh dục. Vi khuẩn sẽ lan ngược từ âm hộ vào âm đạo, vào buồng tử cung và có thể lên vòi trứng gây viêm phần phụ, thậm chí gây vô sinh sau này. Rong kinh ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt hằng ngày. Về mặt tâm lý, người phụ nữ sẽ luôn có cảm giác khó chịu, thậm chí sợ hãi mỗi khi đến kỳ kinh nguyệt.

Rong kinh còn có thể là triệu chứng của một số bệnh ở tử cung hoặc buồng trứng như: u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, pôlyp tử cung, buồng trứng đa nang,… Nếu không được điều trị sớm sẽ gây nhiều biến chứng. Do đó khi bị rong kinh, người phụ nữ nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.
Việc tự điều trị rong kinh không tuân theo sự hướng dẫn của thầy thuốc có nhiều nguy cơ gây biến chứng cho sức khỏe của bạn. Tình trạng rong kinh xảy ra ở mỗi người là khác nhau, nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên việc điều trị cũng tùy vào nguyên nhân đối với từng trường hợp cụ thể. Do đó, khi nghi ngờ mình bị rong kinh, người bệnh nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám xác định nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, tránh để kéo dài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và khả năng sinh sản.

 

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X