-
Hồ sơ làm IVF - thụ tinh ống nghiệm cần những loại giấy tờ gì?
Câu hỏi
Hồ sơ làm IVF cần có những loại giấy tờ và các xét nghiệm nào? Nhờ AloBacsi tư vấn giúp. Xin cảm ơn. (Nguyễn Thị Hồng Hoa - TPHCM)
Trả lời
Chị Hồng Hoa thân mến,
Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization - IVF) là kỹ thuật lấy tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ để thụ tinh trong phòng thí nghiệm, tạo thành phôi. Sau đó, phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người vợ để làm tổ, bắt đầu một thai kỳ.
Đây là một kỹ thuật hiệu quả, có tỷ lệ thành công cao đối với các trường hợp có những bất thường ở người vợ như tắc và tổn thương vòi trứng hoặc không có ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung... và ở người chồng như tinh trùng yếu, tinh trùng có dị dạng, tinh trùng bất động...
Khi làm hồ sơ IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) chị cần chuẩn bị:
1. Cam kết IVF theo mẫu của Trung tâm
2. CMND của cả 2 vợ chồng.
3. Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng.
4. Bộ xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sĩ.
2. CMND của cả 2 vợ chồng.
3. Giấy đăng ký kết hôn của 2 vợ chồng.
4. Bộ xét nghiệm cơ bản theo chỉ định của bác sĩ.
Trong đó, các xét nghiệm làm hồ sơ IVF bao gồm:
Xét nghiệm của vợ: Xét nghiệm máu cơ bản: HIV, HbsAg, TPHA, Rh, nhóm máu, Mantoux, các xét nghiệm sinh hóa máu, nước tiểu; Xét nghiệm nội tiết; AMH; Siêu âm đo nang cơ sở; Chlamydia; Phiến đồ âm đạo; Chụp tim phổi; Điện tâm đồ; Phim chụp tử cung vòi trứng.
- Xét nghiệm của chồng: Tinh dịch đồ; Xét nghiệm máu: HIV, HbsAg, TPHA, Rh, nhóm máu.
Sau khi có đủ tất cả các giấy tờ như ở trên hai vợ chồng sẽ được ký giấy cam kết làm IVF và làm hồ sơ IVF. Vợ sẽ được khám lại phụ khoa, test catheter chuẩn bị trước cho chuyển phôi. Sau khi hồ sơ hoàn thành, bệnh nhân sẽ được duyệt hồ sơ và hẹn lịch tùy vào phác đồ được chọn:
- Bệnh nhân đến viện vào ngày 21 vòng kinh (phác đồ dài).
- Ngày 2 vòng kinh (phác đồ ngắn hoăc phác đồ Antagonis).
- Ngày 2 vòng kinh (phác đồ ngắn hoăc phác đồ Antagonis).
Đến ngày được hẹn đến kích thích buồng trứng bệnh nhân được bác sĩ cùng nữ hộ sinh giải thích rõ ràng phác đồ bệnh nhân được điều trị: dùng thuốc từ ngày nào, phải tiêm những loại thuốc nào, tiêm liều bao nhiêu, các vị trí tiêm, ngày nào tiếp theo phải đến xét nghiệm, siêu âm.
Trước khi tiêm bệnh nhân được giải thích các biến chứng hay gặp của tiêm và cách khắc phục để bệnh nhân đỡ lo lắng trong quá trình tiêm thuốc.
Trân trọng!
Bài viết có hữu ích với bạn?
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình