Hotline 24/7
08983-08983

Ho ra máu trong khi đang uống thuốc điều trị lao phổi AFB- có đáng lo?

Câu hỏi

BS ơi, Em lúc trước được chẩn đoán lao phổi AFB-, đang điều trị thuốc được 1 tháng. Tới tháng thứ 2 thì sau khi uống thuốc xong, em nằm nghỉ thì bị nhợn nhợn ở cổ, không hề ho, sau đó em khạc ra thì ra máu ạ. Thời gian uống thuốc của em dao động từ 6g20 – 7g00. Như vậy có được không BS? Em có bỏ 2 ngày vì đi xa quên mang thuốc theo. Dạo gần đây em mới uống bia, 1-2 chai là ngưng. Không biết có do nguyên nhân này mà bị lại không vậy BS? Em không có triệu trứng nào của bệnh lao hết. Chỉ là sáng ngủ dậy là thấy nhợn ở cổ họng rồi khạc ra máu. Mong BS tư vấn giúp em ạ, cảm ơn BS nhiều.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ho ra máu khi đang điều trị lao phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ho ra máu khi đang điều trị lao phổi. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Tổn thương phổi do lao có thể gây ra triệu chứng ho ra máu, xuất hiện ở bệnh nhân chưa điều trị hoặc trong lúc đang điều trị và kể cả sau khi đã điều trị khỏi bệnh.

Ho ra máu có nhiều mức độ, mặc dù ho ra máu ít nhưng nếu dai dẳng bạn vẫn nên tới BV để BS khám và có phương pháp giúp cầm máu.

Ngoài ra, khi điều trị lao bạn nên tuân thủ tuyệt đối về thời gian dùng thuốc và liều lượng thuốc, tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… để đảm bảo hiệu quả tối đa của thuốc kháng lao, hạn chế nguy cơ kháng thuốc bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:

>> Sau điều trị lao phổi bị ho ra máu, có nghiêm trọng?

>> AloBacsi ơi, ho ra máu khi đang điều trị lao phổi, có nguy hiểm?

Ho ra máu có thể là dấu hiệu cho biết lao phổi xuất hiện, cũng có thể là hậu quả của lao phổi cho dù bệnh đã được chữa khỏi. Khi chữa khỏi bệnh lao phổi, những di chứng của quá trình viêm nhiễm lâu ngày hoặc sự tạo thành các xơ sẹo sẽ khiến bệnh nhân có thể vẫn ho ra máu. Triệu chứng này cũng là dấu hiệu tái phát bệnh, cho biết sự vi khuẩn lao đã hoạt động trở lại.

So với các loại cấp cứu khác về hô hấp như khó thở, tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, ho ra máu đứng hàng đầu về tần suất xuất hiện và mức độ nguy hiểm. Ho ra máu có nhiều mức: nhẹ (chỉ dây lẫn vào đờm), nặng (hàng chục, hàng trăm ml) hoặc tối cấp (cả lít), có thể nguy hiểm đến tính mạng. Máu có thể đông lại trong phế quản, khí quản làm bít tắc đường thở, tràn ngập cả hai bên phổi. Nếu bệnh nhân lại mất một khối lượng máu tuần hoàn đáng kể như trong ho ra máu sét đánh thì không thể cứu chữa được.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X