Hotline 24/7
08983-08983

Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?

Câu hỏi

Sau phóng sự đặc biệt về chàng trai 18 tuổi bị chết não hiến đa tạng cứu 7 bệnh nhân ở khắp 3 miền, rất nhiều khán giả của AloBacsi đã bày tỏ mong muốn được hiến tạng, hiến xác cho y học.

AloBacsi xin gửi đến quý bạn đọc, khán giả những thông tin cơ bản về hiến mô, bộ phận cơ thể và hiến xác.

Trả lời

Hiến tạng và hiến xác khác nhau thế nào?

Hiến tạng và hiến xác đều là hai hành động tự nguyện mang ý nghĩa nhân văn cao cả và tuân thủ mọi quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo đó, bất kể hành vi nào vi phạm đến điều, khoản trong Luật đều được nghiêm cấm tuyệt đối. Dù là hành động mang tính chất tự nguyện nhưng quy trình hiến tạng và hiến xác đều phải tuân thủ pháp luật và chịu sự giám sát của pháp luật.

Về điều kiện đăng ký, những người từ đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ là có thể tự nguyện đăng ký tham gia hiến tạng, hiến xác. Khi đăng ký hiến tạng, hiến xác không cần có sự đồng ý của người thân trong gia đình.

Hiến tạng là việc một cá nhân nào đó tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể mình khi còn sống, sau khi chết hoặc chết não. Mô và bộ phận cơ thể có thể là thận, tim, gan, phổi, ruột…

Người đăng ký hiến tạng có thể thực hiện việc này ngay cả khi còn sống, khi chết hoặc khi chết não. Người hiến tặng khi còn sống có thể hiến một phần gan, một thận, một phổi, một phần tuyến tụy hoặc một phần ruột. Người hiến tạng khi chết hoặc chết não có thể hiến cả thận, phổi, tim, gan, tụy. 

Hiến xác là việc hiến tặng thi thể của một người sau khi tử vong cho khoa học. Cơ quan nhận xác sẽ bảo quản và phẫu tích thi thể này để làm phương tiện giảng dạy và nghiên cứu cho học viên ngành Y.

  HIẾN TẠNG, MÔ HIẾN XÁC
Độ tuổi đăng ký Đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ Đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ
Nơi tiếp nhận

Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia

Bệnh viện:
- Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội)
- Bệnh viện Trung ương Huế
- Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM)

Đại học y khoa:
- Đại học Y Hà Nội 
- Đại học Y dược Huế 
- Đại học Y dược TPHCM
- Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, TPHCM
(Có những lúc các trường tạm ngưng tiếp nhận).
Thời điểm thực hiện

Khi còn sống

Khi chết não

Khi tim ngừng đập

Khi qua đời
Những bộ phận hiến được

Khi còn sống: một quả thận, một phần gan, một phần tủy

Khi chết não, khi tim ngừng đập: thận, gan, tụy, tim, van tim, phổi, ruột, da, giác mạc, xương, mạch máu 

Toàn bộ cơ thể
Quyền lợi của người hiến

Sau khi hiến tạng (khi còn sống), người hiến sẽ được cấp BHYT miễn phí; được chăm sóc, phục hồi sức khỏe miễn phí ngay sau khi thực hiện việc hiến tạng tại cơ sở y tế và được khám sức khỏe định kỳ miễn phí.

Người hiến sẽ được ưu tiên ghép mô, tạng khi có chỉ định ghép của cơ sở y tế.

Người hiến tạng sau khi qua đời được truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Truy tặng Kỷ niệm chương vì sức khỏe nhân dân.

Thủ tục đăng ký hiến tạng xem tại

>>> Thủ tục đăng ký hiến tạng thế nào?

>>> Đăng ký hiến tạng tại Bệnh viện Trung ương Huế như thế nào?

Thủ tục đăng ký hiến xác xem tại

>>> Thủ tục đăng ký hiến xác cho y học thế nào?

Một người có thể vừa đăng ký hiến tạng, vừa đăng ký hiến xác. Tuy nhiên, việc có thể hiến tạng hay hiến xác sẽ tùy thuộc vào tình trạng cuối cùng trước khi qua đời. Nguyên nhân bệnh lý sẽ ảnh hưởng đến khả năng hiến xác hay hiến tạng, hoặc thậm chí không thể hiến được.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X