Hotline 24/7
08983-08983

Đi lại nhiều có ảnh hưởng vết rạn bàn chân?

Câu hỏi

Thưa BS, Vào giữa tháng em có đi đá banh và bị chấn thương ở bàn chân rất đau. Vừa rồi em có đi BS khám và chụp X-quang rồi kết luận: Rạn xương nền bàn 5 hộp 1 chân phải. BS dặn phải mang tất và giày, chỉ cởi ra khi tắm và ngủ. Nhưng vì bất tiện nên em chỉ mang dép hơi bó thôi. BS dặn là hạn chế đi lại nhưng vì bản chất công việc nên việc hạn chế hơi khó. Như vậy thì vết rạn có bị ảnh hưởng gì không ạ? Hiện tại khi đi lại thì không nhức nhiều ạ. Theo trong hình thì rạn xương nền bàn 5 hộp 1 chân phải là ở chỗ nào ạ vì em không rành? Xin BS cho lời khuyên. Cảm ơn BS ạ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Rạn xương bàn chân. Ảnh do bạn đọc cung cấp
Rạn xương bàn chân. Ảnh do bạn đọc cung cấp

Chào bạn,

Rạn, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch (xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa bị thòi ra ngoài da).

Nứt  xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương. Trong bất kỳ gãy xương nào cũng cần cố định thật tốt thì xương mới có thể lành.

Nếu bạn vẫn còn đi lại nhiều bằng chân gãy thì rất khó để vết gãy ổn định và liền xương. Do đó bạn nên tái khám để BS kiểm tra lại tình trạng chỗ gãy và xem xét phương pháp cố định phù hợp bạn nhé!

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Rạn, nứt xương thực chất là một dạng của gãy xương, tức là gãy xương kín, không có di lệch (xương chưa bị tách ra khỏi chiều dọc, chiều ngang hoặc chưa bị thòi ra ngoài da). Nứt  xương có thể xảy ra ở bất kỳ xương nào của cơ thể khi có lực tác động mạnh từ bên ngoài vào xương.

Thông thường, khi bị rạn, nứt xương có hạn chế vận động, thậm chí mất hoàn toàn vận động chỗ bị nứt xương nếu xương bị nứt nhiều, phức tạp. Trường hợp nứt, rạn xương lớn (như xương đùi, xương chậu, xương sọ não…) hay kết hợp với đa chấn thương, bệnh nhân có thể bị sốc. Tại vị trí xương nứt, rạn tổ chức cơ, gân, dây chằng, da có thể thấy sưng nề, bầm tím, biến dạng...

Sau tai nạn, nếu đau nhức, rất khó chịu vùng xương nào đó, nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay không nên chủ quan để đề phòng biến chứng có thể xảy ra. Ở bệnh viện, tùy theo mức độ tổn thương, vị trí của xương, các bác sĩ sẽ có chỉ định điều trị thích hợp cho từng trường hợp trên nguyên tắc cố định (bó bột, nẹp…) và bất động kết hợp với giảm đau, chống phù nề và dinh dưỡng tốt để chóng liền xương.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X