Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM
Đầy hơi, khó thở sau ăn dù đã 10 ngày uống thuốc trị viêm dạ dày?
Câu hỏi
Chào BS, Cháu dùng liệu trình Mepilori (Esomeprazole 40mg) ngày 2 lần, Newbutine (Trimebutine 300mg) ngày 2 lần, Motilium-m (Donperidone 10mg) ngày 2 lần trước ăn 30 phút, dùng thêm Espumisan (Simethicone 40mg) 2 viên 1 lần sau ăn để giảm chướng bụng đầy hơi. Nhưng sao uống 10 ngày thuốc rồi mà vẫn không giảm triệu chứng đầy hơi khó thở sau ăn ạ? Sáng ngủ dậy bụng vẫn phồng như đã ăn gì đó. Cháu không ăn nhiều được vì thế ngoài ra viêm họng nổi hạch chỗ cổ bên phải nên khi ăn uống thấy vướng khó chịu. Tại sao thuốc không làm cháu khá hơn? Chưa bao giờ cháu bị bệnh mà uống nhiều thuốc tây dài ngày vẫn không hết. Cảm giác rất bức bối và hoang mang. BS tư vấn giúp cháu, cháu không ăn ngon ngủ yên được, người sút và suy nhược mệt mỏi lắm. Rốt cục cháu bị gì vậy ạ? Sau 10 ngày uống thuốc cháu thấy cổ hơi sưng bên phải, khi nuốt thấy vướng, có phải bị dị ứng thuốc Esomeprazole không ạ? Bệnh vẫn không cải thiện mấy, vẫn đầy hơi và người hay choáng dù ngồi hay đứng. Ăn uống kiêng khem đủ thứ nên người suy nhược lắm ạ. Phải làm sao để thoát khỏi tình trạng này thưa BS? Kết quả xét nghiệm của cháu là viêm hang vị dạ dày.
Trả lời
Bệnh lý dạ dày có liên quan mật thiết đến tinh thần của bệnh nhân, nếu thường xuyên căng thẳng tâm lý, lo lắng quá nhiều sẽ khiến cho bệnh dai dẳng, khó điều trị khỏi cho dù có dùng thuốc mạnh tới đâu đi nữa.
Quá trình điều trị cho một ca viêm dạ dày cần ít nhất 6 tuần, hoặc lâu hơn nên bạn không nên quá nôn nóng. Nếu cảm thấy phác đồ cũ không cải thiện, bạn có thể tái khám để thay đổi sang thuốc khác phù hợp với mình hơn.
Vấn đề viêm họng, nổi hạch cổ có thể liên quan đến trào ngược do tăng tiết acid dạ dày nhưng bạn cũng nên khám chuyên khoa Tai mũi họng để BS kê toa kháng sinh điều trị dứt điểm tình trạng viêm nhiễm bạn nhé!
Thân mến.
Viêm dạ dày là tình trạng xảy ra khi dạ dày bị viêm hoặc sưng. Viêm dạ dày có thể xảy ra bất ngờ (viêm dạ dày cấp tính) hoặc kéo dài (viêm dạ dày mạn tính). Bệnh không nguy hiểm và có thể nhanh chóng chuyển biến tốt hơn sau khi điều trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, viêm dạ dày có thể dẫn đến loét dạ dày và tăng nguy cơ ung thư. Việc chẩn đoán viêm dạ dày thường dựa trên các mô tả triệu chứng của bệnh nhân. Tuy nhiên, để đảm bảo độ chính xác, các bác sĩ còn sử dụng các xét nghiệm như nội soi dạ dày, xét nghiệm H.pylori và xét nghiệm máu hoặc phân. Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn đối phó với bệnh viêm dạ dày:- Ăn nhiều bữa trong một ngày. Mỗi lần chỉ nên ăn một lượng nhỏ thức ăn; - Ăn thức ăn nấu chín; - Rửa tay trước khi ăn để tránh nhiễm trùng; - Thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, bạn không nên tự ý mua thuốc uống mà không có đơn của bác sĩ; - Ngưng hút thuốc lá; - Tái khám định kì để kiểm các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình