Hotline 24/7
08983-08983

Đau bụng tiêu chảy khi dùng thức ăn bên ngoài, bệnh gì?

Câu hỏi

Bác sĩ ơi cho tôi hỏi, Tôi mỗi lần ra ngoài ăn thức ăn là bị đau bụng rồi đi tiêu chảy. Hôm qua tôi đi chơi với 3 người nữa và cũng ăn bánh mì thịt nhưng về nhà chỉ có tôi bị đau bụng rồi đi tiêu chảy. Đây không phải lần đầu tôi bị như vậy, mỗi lần ăn thức ăn ở ngoài là bị như vậy. Xin các bác sĩ tư vấn cho tôi. Thành thật cảm ơn bác sĩ nhiều.

Trả lời
Đau bụng tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Đau bụng tiêu chảy. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Theo bạn mô tả và tình trạng này đã diễn ra trong thời gian dài, nếu bạn không có các triệu chứng báo động khác như đi cầu ra máu, sụt cân, sốt… có thể là bạn bị hội chứng ruột kích thích. Đây là một tình trạng bệnh khó điều trị dứt hẳn, gây phiền toái cho bệnh nhân trong sinh hoạt hằng ngày nhưng nó là một bệnh lành tính. Việc điều trị chủ yếu là điều trị triệu chứng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý các triệu chứng báo động như đã nói trên. Khi có những triệu chứng này thì nên đi khám chuyên khoa Tiêu hóa. Nếu bạn hơn 45 tuổi thì nên nội soi đại tràng kiểm tra (nếu bạn chưa từng nội soi).

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Hội chứng ruột kích thích là một hội chứng rối loạn ở ruột già có thể gây đau bụng kèm táo bón hoặc tiêu chảy.

Thức ăn trong đường tiêu hóa đi từ ruột non đến ruột già. Chức năng chính của ruột già là hấp thụ nước và đẩy phân ra nhờ các nhu động ruột. Ở những người mắc bệnh hội chứng ruột kích thích, nhu động ruột do cơ co thắt sẽ diễn ra bất thường. Cơ co thắt quá mức sẽ gây tiêu chảy. Ngược lại, cơ co thắt chậm hoặc ít sẽ dẫn đến táo bón. Nhu động ruột  không liên tục và bất thường có thể gây đau bụng hoặc cảm giác muốn đi ngoài ngay lập tức.

Những dấu hiệu thường gặp của hội chứng ruột kích thích bao gồm: đầy hơi, đau bụng, táo bón, tiêu chảy hoặc xuất hiện cả hai. Trong đó triệu chứng phổ biến nhất là đau hoặc khó chịu ở bụng. Cơn đau có thể khiến bệnh nhân có cảm giác giống như bị chuột rút, và kèm theo những dấu hiệu sau:

- Cơn đau cải thiện sau khi bạn đại tiện;

- Tần suất đi ngoài có sự thay đổi;

- Phân của bạn không giống lúc trước.

Những triệu chứng khác có thể có bao gồm: cảm giác muốn đi ngoài khẩn cấp, hoặc đi ngoài không hết phân. Những triệu chứng này tái đi tái lại hàng ngày, hàng tháng hoặc thậm chí hàng năm.

Trước hết, việc thay đổi lối sống có thể giúp giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích, bao gồm thiết lập chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, loại bỏ các thức ăn chứa khí hoặc tạo ra nhiều khí, uống đủ nước, luyện tập thể dục và khống chế căng thẳng. Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những loại thuốc tốt nhất cho bệnh.

BS.CK2 Trương Thị Ái Phương
Phó khoa Nội tiêu hóa, Bệnh viện Nhân Dân 115

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X