Hotline 24/7
08983-08983

Đã mắc viêm gan B, cần làm các xét nghiệm nào để theo dõi?

Câu hỏi

Người nhà của em được chẩn đoán là mắc viêm gan B. Cho em hỏi là cần làm những xét nghiệm gì để theo dõi và bao lâu nên thực hiện một lần ạ?

Trả lời

Bạn thân mến,

Trên thực tế, đa số những người mắc bệnh viêm gan B mãn tính đều không thấy xuất hiện triệu chứng dù cho có thể đã mắc xơ gan do viêm gan B hoặc ung thư gan giai đoạn đầu.

Vì vậy, khi theo dõi tổn thương gan ở người viêm gan B thì cần phải kiểm tra các dấu hiệu viêm gan, tổn thương ở mức độ nào cũng như đánh giá tình trạng hoạt động hay phát triển của virus. Một số các xét nghiệm cần phải tiến hành để theo dõi tổn thương gan khi bị viêm gan B bao gồm:

1. Xét nghiệm HbeAg và anti-HBe

Xét nghiệm HBeAg sẽ cần thực hiện sau khi người bệnh được chẩn đoán viêm gan B mạn tính. HBeAg là dấu ấn đánh có thể giúp giá mức độ hoạt động của virus và gián tiếp phản ánh kết quả tải lượng virus trong máu người bệnh.

Trường hợp xét nghiệm mà kết quả HBeAg dương tính thì người bệnh nên xét nghiệm lại hàng năm để có thể theo dõi hoạt động của virus. Nếu có hiện tượng chuyển đổi HBeAg từ dương tính sang âm tính và xuất hiện anti-HBe thì chứng tỏ cơ thể đã đáp ứng điều trị tốt, tuy nhiên trường hợp này chỉ xảy ra với bệnh nhân đã điều trị nhiều năm.

Mặc dù xuất hiện anti-HBe nhưng cũng không có nghĩa là bệnh nhân đã khỏi bệnh viêm gan B hoàn toàn và không cần tiếp tục điều trị, vì thực tế có rất nhiều người bệnh mang virus viêm gan B tiến triển thể đột biến không tạo ra HBeAg. Vì vậy, cần phải tiến hành cả xét nghiệm tải lượng virus để cho kết quả chính xác hơn.

2. Xét nghiệm tải lượng virus bằng PCR (xét nghiệm HBV DNA)

Đây là xét nghiệm giúp đo tải lượng virus trong máu của người bệnh viêm gan B. Người bệnh nên tiến hành xét nghiệm PCR ngay khi bắt đầu được chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan B.

Trong trường hợp bệnh nhân có chỉ số ALT cao thì xét nghiệm này sẽ giúp khẳng định tổn thương gan có phải do virus viêm gan B gây ra hay không. Tuy nhiên, nếu tải lượng virus giảm hoặc giảm xuống dưới ngưỡng phát hiện thì chứng tỏ cơ thể người bệnh đã đáp ứng điều trị tốt.

Bệnh nhân viêm gan B nên thực hiện xét nghiệm tải lượng virus PRC khoảng 6 - 12 tháng/lần để giúp đánh giá hiệu quả điều trị bệnh và phát hiện sớm kháng thuốc (nếu có).

3. Xét nghiệm AFP 

Xét nghiệm AFP nên được tiến hành 6 tháng/lần, đây là xét nghiệm được sử dụng phổ biến nhất để tầm soát ung thư gan. Nếu như kết quả xét nghiệm AFP có chỉ số tăng liên tục hoặc AFP >500 mg/ml thì có thể bệnh nhân có dấu hiệu bị ung thư gan.

Tuy nhiên, sẽ có khoảng 40% bệnh nhân ung thư gan do viêm gan B có xét nghiệm AFP bình thường nên người bệnh cần phải làm thêm siêu âm gan định kỳ để sàng lọc ung thư gan chính xác hơn.

4. Siêu âm và siêu âm độ đàn hồi mô gan ở bệnh nhân viêm gan B

Siêu âm gan ở bệnh nhân viêm gan B sẽ giúp chẩn đoán hình ảnh chính xác hơn khi phát hiện các khối u trong gan. Siêu âm độ đàn hồi mô cho phép đánh giá độ cứng của mô gan và đánh giá tinh chất của mô tổn tương nếu có. Nếu chỉ siêu âm thì khả năng phát hiện ung thư gan đạt khoảng 80%, tuy nhiên nếu kết hợp với xét nghiệm AFP thì kết quả sẽ chính xác hơn.

Bệnh nhân viêm gan B tiến triển cần tiến hành xét nghiệm AFP và siêu âm gan định kỳ 6 tháng/lần để sàng lọc ung thư gan chuẩn xác hơn.

Trân trọng!

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X