Hotline 24/7
08983-08983

Còn 1 quả thận, có sống được không? Hiến thận cho người thân cần thủ tục gì?

Câu hỏi

Chào AloBacsi. Con tôi bị tai nạn giao thông phải cắt bỏ một quả thận và lá nách với bắp chân trái. Tôi muốn ghép thêm một quả thận cho cháu có được không? Xin cảm ơn. (Lê Thị Trang - le...@gmail.com)

Trả lời

Chào chị,

Trong thư chị gửi, có 2 điều AloBacsi cần chia sẻ với chị:

Thứ nhất, người bình thường còn 1 quả thận vẫn có thể sống bình thường. Theo nhiều nghiên cứu và khảo sát cho thấy, hầu hết những người chỉ có một quả thận nhưng quả thận đó vẫn khỏe mạnh, hoạt động bình thường, mạch máu không bị bế tắc, họ vẫn có cuộc sống bình thường, vẫn khỏe mạnh, sinh hoạt và khả năng lao động không bị hạn chế.

Trên thực tế, có rất nhiều người hiến 1 quả thận cho người khác vẫn sống khỏe mạnh.  Theo y học, nếu người đã cho một quả thận và quả còn lại chỉ hoạt động còn một nửa chức năng của cả 2 quả thận (khoảng 50%) thì người ta vẫn sống được. Song, cũng có một số người thận bị hư hết, nếu được ghép mới thì họ vẫn có sức khỏe và lao động như người bình thường.

Khi còn 1 quả thận, nó thường điều chỉnh hiệu suất hoạt động để đảm bảo các nhiệm vụ mà thường 2 quả thận đảm trách. Khi đó, các đơn vị trong quả thận còn lại sẽ tăng kích thước lên để giúp lọc máu, đào thải nước và các chất cặn bã ra ngoài cơ thể. Sự tăng kích thước này gọi là phì đại và sẽ không gây ra tác dụng phụ trong những năm tháng về sau. Thậm chí, với những người sinh ra chỉ 1 quả thận thì nó sẽ tự tăng kích thước một phần và chức năng lên lên bằng 2 quả thận để vẫn đảm bảo hoạt động của thận vẫn diễn ra trơn tru. Với khả năng thích ứng linh hoạt của cơ quan này nên người có 1 quả thận vẫn có thể sống mạnh khỏe.

Tuy nhiên, người bị phẫu thuật đi một quả thận cần có lối sống lành mạnh, ăn uống sinh hoạt điều độ, quan trọng là chú ý theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ, chú ý xét nghiệm protein niệu, làm các xét nghiệm đánh giá chức năng của thận thường xuyên. Đặc biệt chú ý theo dõi huyết áp, vì một trong những chức năng của thận là điều hòa huyết áp, vì thế khi mất một quả thận, có nguy cơ huyết áp tăng cao.

Thứ hai, thủ tục hiến thận và ghép thận từ người cho sống khá phức tạp và được quy định tại Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác. Trước tiên, bạn cần phải đến các Trung tâm Điều phối Ghép tạng Quốc gia để đăng ký, sau đó thông tin về người hiến sẽ được cập nhật lên danh sách chờ ghép và được tiến hành ghép cặp sau đó.

Người cho phải có nhóm máu phù hợp, không có bệnh lây truyền, bệnh hệ thống, bệnh ung thư, hai thận phải có chức năng tốt và giải phẫu bình thường. Về miễn dịch học và các xét nghiệm cho phép ghép về tương hợp mô (tương hợp về hệ thống DLA, thử chéo, tiền mẫn cảm).

Người hiến cũng phải làm kiểm ra tâm lý về sự tự nguyện. Trước ca ghép, người hiến được chăm sóc và có những yêu cầu nhất định trong sinh hoạt. Họ cũng cần có người thân ký xác nhận vào giấy trước khi ca phẫu thuật diễn ra.

Để hiểu rõ hơn, bạn sẽ được đội ngũ chuyên môn giải thích trước khi tiến hành làm đơn, hiến thận cho con.

Thân ái,

Tìm câu hỏi dịch vụ y

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X