Hotline 24/7
08983-08983

Có thuốc nào thay thế Olanzapine để không lệ thuộc vào thuốc?

Câu hỏi

Chào BS, Năm 2016 cháu phát hiện mình bị trầm cảm sau đó đi khám và được kê toa gồm 2 loại thuốc là paroxetin 20mg và oleanzrapitab 5mg. Cháu điều trị được 3 tháng thì thấy các triệu chứng của trầm cảm như đau thắt ngực, thở nông, lo lắng, sợ hãi giảm rõ rệt. Tuy nhiên sau đó bác sĩ của cháu có cắt oleanzrapitab đi và chỉ cho uống paroxetin + melatonine với lý do là oleanzrapitab có thể gây phụ thuộc. Tuy nhiên khi ngưng thuốc này thì cháu lại thấy lại các triệu chứng như khó ngủ, thở nông, nặng ngực.... cho dù cháu vẫn dùng paroxetine bình thường và tâm trạng vẫn vui vẻ. Giờ cháu đã ngưng paroxetine nhưng vì còn các triệu chứng kia nên cháu vẫn cố dùng oleanzrapitab. Điều đặc biệt là khi dùng lại oleanzraptitab thì các triệu chưng kia hoàn toàn biến mất. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi oleanzrapitab là thuốc chữa bệnh gì tại sao nó lại hiệu quả với bệnh của cháu như vậy. Liệu có thuốc nào tác dụng tương tự nhưng không gây phụ thuộc như oleanzrapitab không? Và hiện tại cháu vẫn đang dùng oleanzrapitab liều 1,2 mg (1/4 viên)/ngày. Với liều nhỏ như vậy cháu có dùng được dài ngày không và có tác dụng phụ về lâu về dài không. Mong BS giải đáp giúp. Cháu cảm ơn. (Nguyễn Đức Tuấn - sonlinh…@gmail.com)

Trả lời
Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào em Tuấn,

Thuốc Olanzapine dùng để điều trị tấn công và điều trị duy trì bệnh tâm thần phân liệt, trầm cảm cũng như các bệnh loạn thần khác mà có những biểu hiện rõ rệt của các triệu chứng dương tính (ví dụ như hoang tưởng, ảo giác, rối loạn suy nghĩ, thù địch và nghi ngờ) và/hoặc các triệu chứng âm tính (ví dụ như cảm xúc phẳng lặng, lãnh đạm, thu mình lại, ngôn ngữ nghèo nàn).

Olanzapine cũng có hiệu quả đối với các triệu chứng của cảm xúc thứ phát thường đi kèm với bệnh tâm thần phân liệt và các rối loạn tương tự. Olanzapine có hiệu quả để duy trì tình trạng lâm sàng cải thiện khi tiếp tục điều trị bằng olanzapine ở những người bệnh đã có đáp ứng với lần điều trị đầu tiên.

Thuốc này hiện nay không có thuốc nào thay thế mà không bị lệ thuộc vào thuốc.

Thuốc an thần nào khi uống lâu dài cũng có tác dung phụ nhé. Cháu không muốn phụ thuộc vào thuốc thì do ý chí cháu tự vươn lên.

Thân mến!

Cổng thông tin Tư vấn Sức khỏe - AloBacsi.vn

Phần tư vấn trên là gợi ý, định hướng ban đầu. Bạn đọc nên đi khám bác sĩ chuyên khoa. Bởi muốn chẩn đoán đúng, bác sĩ cần thăm khám trực tiếp.

Mọi thắc mắc về sức khỏe, dịch vụ y tế, vui lòng:

› Gửi đến email: kbol@alobacsi.vn

› Đặt câu hỏi ngay chuyên mục Khám bệnh Online và Hỏi đáp Dịch vụ Y tế trên trang AloBacsi.vn

› Để nói chuyện trực tiếp với bác sĩ, hàng ngày, từ 17 -19g, Hotline: 08983 08983

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X