Hotline 24/7
08983-08983

Chỉ số bạch cầu tăng cao có ảnh hưởng đến mẹ và bé?

Câu hỏi

Chào bác sĩ, Em đang mang thai tuần 33, mới đi xét nghiệm nước tiểu thì chỉ số bạch cầu tăng cao là 25, vượt ngưỡng <10. Em được kê thuốc chống nhiễm trùng. Bác sĩ cho em hỏi chỉ số 25 có phải cao quá và nguy hiểm đến em và cả thai nhi không ạ? Em cám ơn!

Trả lời

ThS.BS Trần Anh Tuấn

ThS.BS Trần Anh Tuấn

Phó Giám đốc Y khoa, Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn - Bệnh viện phụ sản quốc tế Sài Gòn

Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Nhiễm trùng đường tiểu khi đang mang thai. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Do cấu trúc trúc giải phẫu người phụ nữ, lỗ tiểu nằm phía trên ngoài âm đạo, là môi trường nhiều vi khuẩn nên dễ nhiễm trùng đường tiểu. Đặc biệt khi có thai, do ảnh hưởng của nội tiết gây giảm co thắt đường tiểu và tử cung có thai lớn chèn ép vào đường tiểu, nên thai phụ dễ bị nhiễm trùng tiểu hơn.

Nhiễm trùng tiểu khi mang thai sẽ ảnh hưởng đến phát triển của thai, tăng nguy cơ ối vỡ non nếu không được điều trị. Bạn nên sử dụng thuốc điều trị nhiễm trùng tiểu mà bác sĩ đã cho để tránh ảnh hưởng đến thai nhi nhé.

Chỉ số bạch cầu cao cho thấy có sự nhiễm trùng tiểu chứ không làm tăng nguy cơ đến bạn và thai. Nhớ uống nước nhiều 1,5-2 lít mỗi ngày để ngừa tái phát bệnh nhé.

Thân mến.

Mười tham khảo thêm:



Bị nhiễm trùng tiểu khi mang thai, mẹ bầu sẽ được điều trị bằng thuốc kháng sinh từ 3 đến 7 ngày tùy theo quyết định của bác sĩ.

Các triệu chứng nhiễm trùng cũng sẽ nhanh chóng biến mất trong vòng vài ngày, tuy nhiên không nên vì thế mà mẹ bầu chủ quan, dừng uống thuốc mà nên tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Một số cách mà mẹ bầu có thể áp dụng để phòng tránh được nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu đồng thời cũng là cách để đẩy nhanh tốc độ hồi phục khi mắc bệnh:

- Uống nhiều nước để giúp bài trừ vi khuẩn ra khỏi cơ thể. Ngoài ra mẹ bầu cũng có thể uống nước trái cây, đặc biệt là nước ép từ cây nam việt quất rất có ích vì trong nó có chứa chất tannin giúp loại bỏ vi khuẩn bám trên thành ống đường tiết niệu một cách có hiệu quả. Mẹ bầu cũng nên tránh sử dụng cà phê, trà, rượu.

- Vệ sinh sạch sẽ khu vực âm đạo, đồng thời hãy cố gắng tiểu cho hết nước tiểu đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục. Không nên nhịn tiểu quá lâu vì điều đó có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng

- Giữ cho vùng kín dễ chịu hơn bằng cách lựa chọn đồ lót đáy bằng bông, thoải mái và không nên mặc quần quá chật

- Vệ sinh âm đạo một cách kĩ càng. Lau từ trước ra sau để tránh vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo hoặc niệu đạo.

- Nâng cao sức đề kháng của cơ thể bằng cách ăn đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước mỗi ngày, ngủ đủ giấc và thường xuyên tập luyện thể thao, không nên để cơ thể chịu nhiều áp lực và căng thắng.



Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X