Hotline 24/7
08983-08983

Cách vệ sinh và tập luyện ngón tay cắt đốt?

Câu hỏi

Xin chào BS, Cháu bị dập tay bởi cửa (gió tạt mạnh) ở giữa ngón cái bàn tay trái, phẫu thuật nhưng không nối được mạch máu, 5 ngày sau phần đầu ngón bị hoại tử phải cắt mất hơn 1 đốt. Hiện tại đã ra viện, chăm sóc tại nhà, mới thay băng được 2 lần (3 ngày/lần) tại cở sở y tế và vẫn chưa liền hẳn. Kính mong BS tư vấn giúp là cháu có thể còn đau sau khi liền vết thương không, cách vệ sinh và tập luyện cho cháu? Sau khi liền hẳn thì tạo ngón tay giả silicon ở đâu và chi phí thế nào? Xin chân thành cảm ơn!

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Ngón tay cái bị đứt đốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Ngón tay cái bị đứt đốt. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Chào bạn,

Đương nhiên khi vết thương lành hẳn bạn sẽ không còn cảm thấy đau nữa, một số trường hợp bệnh nhân cảm thấy đau dù đã cắt cụt tay chân, gọi là hiện tượng “chi ma”, hiện tượng này liên quan đến vấn đề thần kinh. Nếu gặp phải bạn nên tái khám, vẫn có cách để điều trị cho hết đau.

Để tránh vết thương nhiễm trùng, bạn nên thay băng vết thương mỗi ngày cho tới khi cắt chỉ (khoảng 10 ngày). Trong giai đoạn này bạn vẫn có thể tập các vận động xoay, gấp duỗi ngón tay, bàn tay; miễn sao không bị động chạm quá nhiều tới vùng vết thương hở để tránh ảnh hưởng tới sự lành vết thương. Ngón tay silicon giả hiện nay đã có nhiều cơ sở thực hiện; chi phí khoảng 1 - 1,2 triệu đồng/ngón.

Ở miền Nam bạn có thể liên hệ BV Điều dưỡng - Phục hồi chức năng - điều trị bệnh nghề nghiệp TPHCM để thực hiện dịch vụ này.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Những ca bị đứt lìa với vết thương gọn, đến sớm thì dễ cứu hơn những vết thương bị giập nát. Sau khi phẫu thuật nối liền, bệnh nhân dễ gặp tình trạng co mạch máu dẫn đến hoại tử, bệnh nhân không được hút thuốc lá để tránh tình trạng co mạch, dùng đèn sưởi ấm để mạch giãn. Ăn uống không cần kiêng cữ, chỉ cần đảm bảo dinh dưỡng là được. Bệnh nhân nên chú ý không để chỗ nối va chạm mạnh ảnh hưởng đến vết thương. Khi vết thương lành, cần tập vật lý trị liệu để phần chi nối liền được vận động tốt. Thường thì bệnh nhân cần ba đến sáu tháng sau phẫu thuật để phục hồi bình thường phần tay (hoặc chân) bị đứt. Phần được nối liền vẫn đảm bảo chức năng vận động, tất nhiên có hạn chế so với trước.

Khi gặp những trường hợp bị đứt lìa tay (hoặc chân) mọi người nên bình tĩnh xử lý. Trước hết cần rửa sạch phần tay (hoặc chân) bị đứt lìa bằng nước muối, dùng gạc sạch bao bọc cẩn thận, nếu không có gạc thì cho vào túi nilông rồi cho vào thùng chứa đá lạnh. Tuyệt đối không để phần chi bị đứt lìa trực tiếp lên đá lạnh khiến mô bị phá hủy, rất khó khăn để cứu sống mô. Sau đó đưa đến cơ sở y tế gần nhất sơ cứu và cầm máu, rồi nhanh chóng đưa đến những bệnh viện chuyên khoa để được nối liền. Thời gian vàng để cứu sống được phần chi bị đứt lìa là sáu tiếng, nếu để lâu hơn các mô bắt đầu chết, khi đó việc nối liền khó thành công. Đưa bệnh nhân tới ngay những bệnh viện chuyên khoa có thể thực hiện được việc nối liền.

Những trường hợp chưa bị đứt lìa cũng cần được bất động tạm vết thương như một trường hợp gãy xương bằng cách lấy nẹp gỗ cố định hai đầu chi lại, băng ép cầm máu vết thương rồi đưa đến những cơ sở có khả năng nối vi phẫu.


Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X