Hotline 24/7
08983-08983

Biện pháp phòng ngừa và ngăn tiến triển của bệnh thoái hóa khớp

Câu hỏi

Mẹ em 50 tuổi, bị đau ở thắt lưng nên đi khám thì được bác sĩ cho chụp Xquang và chẩn đoán gai hóa cột sống thắt lưng. Bác sĩ khuyên mẹ em đừng đi khám nữa vì bệnh này không có thuốc trị và chụp Xquang nhiều có hại cho sức khỏe, nhưng mẹ em bị đau nhiều, ảnh hưởng đến đi lại. Em muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp em liệu có cách điều trị tận gốc hoặc giảm bớt đau đớn cho mẹ không ạ? Em cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

ThS.BS Võ Thị Tố Uyên

Bác sĩ - Bệnh viện Thống Nhất, TPHCM

Tập thể dục hàng ngày giúp xương dẻo dai và phòng tránh thoái hóa khớp

Chào bạn,

Thoái hoá khớp là quá trình lão hoá của tổ chức sụn, các tế bào và tổ chức ở khớp và quanh khớp. Nguyên nhân thường liên quan tới yếu tố cơ địa (gene), tình trạng mất cân bằng giữa tổng hợp và thoái biến của tổ chức sụn, tình trạng viêm mạn tính và tình trạng chịu áp lực quá tải kéo dài của sụn khớp và các tổ chức quanh khớp.

Bệnh thường gây ra các triệu chứng như đau khớp diễn biến từng đợt, tăng dần, ở cột sống thắt lưng, cột sống cổ, khớp gối, khớp cổ chân, khớp háng... biến dạng khớp, xảy ra từ từ, chủ yếu do hiện tượng mọc thêm xương (gai xương), phù nề tổ chức quanh khớp, lệch trục khớp hoặc thoát vị màng hoạt dịch.

Quá trình điều trị giai đoạn đầu chủ yếu là giảm các yếu tố nguy cơ gây thoái hoá khớp, tập vật lý trị liệu vận đông cho khớp và sử dụng các thuốc kháng viêm, giảm đau. Quá trình điều trị đòi hỏi sự kiên nhẫn với mục tiêu giữ gìn, duy trì chức năng vận động của khớp, tránh để bệnh tiến triển nặng thêm.

Bạn có thể đưa mẹ tới bệnh viện lớn hơn có khoa cơ xương khớp và có khả năng tập vật lý trị liệu để giúp giảm nhanh triệu chứng. Mặc dù thoái hoá khớp là quá trình không đảo ngược được, nhưng có thể phòng ngừa và ngăn tiến triển với các biện pháp sau:

- Tránh các tư thế xấu trong sinh hoạt và lao động hàng ngày, bảo đảm vệ sinh và an toàn lao động để giảm các lực tỳ đè bất hợp lý lên sụn khớp.

- Tập thể dục hàng ngày và giữa các giờ lao động. Khi có tuổi, cần duy trì chế độ tập thể dục đều đặn, vừa sức (Tốt nhất là đi xe đạp, đi bộ và tập dưỡng sinh...)

- Tránh các động tác quá mạnh, đột ngột, tránh sai tư thế khi mang vác nặng.

- Phát hiện và điều trị sớm các dị tật, các di chứng của chấn thương, các bệnh lý tại khớp và cột sống

- Bảo đảm chế độ dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, tránh dư cân. Bổ xung Calci, Phospho, Collagen, Vitamin D, nhóm B, C, ... vào khẩu phần ăn hàng ngày của người có tuổi

Thân mến!

Mời tham khảo thêm:

>> Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như thế nào?

>> Đau cột sống thắt lưng kéo dài, điều trị thế nào?

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X