Bác sĩ - Bệnh viện Trưng Vương
Bị ho, ngứa họng, triệu chứng bệnh gì?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Em mấy hôm nay bị ho, ngứa họng, thấy họng như hình gửi. Mong bác sĩ tư vấn giúp ạ.
Trả lời
Hình ảnh em gửi về cho thấy hiện tượng viêm sung huyết tạo hạt ở thành sau họng. Tình trạng viêm họng có thể gây ra đau họng (đặc biệt khi uống nước đá lạnh), ho, ngứa họng. Nếu các biểu hiện trên xuất hiện mới đây trong mùa này thường gặp là do viêm họng cấp do virus. Bệnh thường kéo dài vài ngày rồi tự hết, chỉ cần điều trị nâng đỡ là chính (giảm ho, giảm viêm, vitamin C); trừ khi bội nhiễm thêm vi khuẩn thì thường sẽ hành sốt cao, ho có đàm nhiều, thở nhanh, khó thở, khi đó cần khám bác sĩ Tai Mũi Họng để được điều trị thêm thuốc (trong đó có kháng sinh).
Nếu bệnh kéo dài nhiều ngày hoặc tái đi tái lại thì coi chừng là viêm họng mạn tính; đặc biệt ở người hút thuốc lá, tiền căn gia đình có ung thư vòm họng, hay quan hệ tình dục bằng đường miệng với đối tượng có nguy cơ cao thì cần cẩn trọng với bệnh lý ác tính ở vòm họng. Chụp hình chỉ quan sát được 1 phần thành sau họng, nên muốn loại trừ chắc chắn bệnh lý nguy hiểm thì em cần khám chuyên khoa Tai Mũi Họng để bác sĩ khám và nội soi kỹ khu vực hầu họng, nếu có tổn thương nghi ngờ ác tính thì bác sĩ sẽ xét nghiệm tế bào, sinh thiết để định bệnh; nếu là viêm họng mạn thì cũng có hướng dẫn cụ thể cách điều trị bệnh, em nhé.
Trong thời gian đó, để giảm triệu chứng khó chịu, em nên uống nhiều nước trong ngày và ăn uống bồi bổ, không hút thuốc lá, hạn chế nước đá lạnh và thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng, nước có gas, giữ ấm hầu họng, tránh nơi ô nhiễm khói bụi, có thể bổ sung thêm vitamin C (nếu không đau dạ dày) để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thân mến.
Viêm họng cấp tính
là bệnh khá phổ biến, xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa
thì viêm họng cấp dễ dàng xuất hiện. Bệnh thường xuất hiện với các bệnh
viêm VA, viêm amiđan. Nguyên nhân có thể do vi khuẩn (phế cầu, liên cầu
hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng) hay virut cúm, sởi... Để
phòng ngừa viêm họng cấp, cần vệ sinh răng miệng, họng, mũi thường
xuyên và hàng ngày. Cần đánh răng sau khi ăn và trước, sau khi ngủ dậy
làm sao tạo thành một thói quen, nhất là đối với trẻ em. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình