-
Bị chó cắn, trường hợp nào cần phải lập tức đi tiêm phòng bệnh dại?
Câu hỏi
Sau khi bị chó cắn, trường hợp nào phải lập tức đi tiêm phòng bệnh dại, thưa bác sĩ? Trường hợp nào thì có thể tiêm chậm hơn, và chậm tối đa là bao lâu?
Trả lời
- Sau khi bị chó, mèo, nghi dại cắn hoặc tiếp xúc với chúng cần phải coi đó là trường hợp cấp cứu. Trước hết phải xử lý tại chỗ vết thương, sau đó phải đến Trung tâm Y tế dự phòng để được bác sĩ chuyên khoa khám và có biện pháp xử lý cụ thể cho từng trường hợp.
- Những trường hợp người bị súc vật cắn phải đi tiêm phòng dại ngay, phải tiêm vắc xin bệnh dại và huyết thanh kháng dại khi:
+ Con vật lên cơn dại hoặc nghi dại;
+ Vết cắn ở đầu, mặt, cổ, đầu chi, bộ phận sinh dục… dù vết cắn nhẹ;
+ Có nhiều vết cắn nguy hiểm, vết cắn sâu;
+ Không theo dõi được con vật (đã bị làm thịt hoặc bị chết);
+ Tại nơi người bị súc vật cắn đang có hoặc trước đó đã từng có súc vật bị dại.
- Trường hợp vết cắn rất nhẹ, vết cắn xa thần kinh trung ương (ví dụ ở cẳng chân) tại thời điểm con vật cắn người, con vật đó vẫn sống bình thường, hoàn toàn không có dấu hiệu nghi ngờ dại.
Vắc xin bệnh dại thuộc nhóm dị ứng và hệ miễn dịch, phân nhóm vắc xin, kháng huyết thanh và thuốc miễn dịch. Vắc xin bệnh dại là một loại vắc xin chứa virus đã được bất hoạt dùng để tạo miễn dịch chủ động chống lại bệnh dại. Bạn có thể gặp các tác dụng phụ sau đây khi dùng vắc xin bệnh dại: Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn. |
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình