-
Bệnh sởi ở trẻ có những triệu chứng nào?
Câu hỏi
Chào bác sĩ, Xin hỏi triệu chứng bệnh sởi ở bé. Cách phòng ngừa. Nếu lỡ bị bệnh sởi sẽ trải qua các giai đoạn phát bệnh thế nào? Giai đoạn ủ bệnh là bao lâu? Giai đoạn toàn phát? Cần kiêng kỵ ăn gì? Bé nên đi khám bệnh ở đâu ạ? Có nhất thiết phải nhập viện? Làm sao để phòng ngừa biến chứng ạ?
Trả lời
Khoảng 10 tới 12 ngày sau khi tiếp xúc với siêu vi sởi, những triệu chứng sau đây có thể xẩy ra:
- Sốt
- Ho khan
- Chảy nước mũi
- Mắt đỏ
- Không chịu được ánh sáng
- Những nốt nhỏ xíu với trung tâm mầu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik.
- Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau
Diễn biến của bệnh:
Sởi biểu hiện trên lâm sàng qua 4 giai đoạn:
- Giai đoạn ủ bệnh:
Thời kỳ ủ bệnh thường kéo dài từ 10 đến 12 ngày là thời gian từ khi trẻ bị nhiễm virus. Trong giai đoạn này trẻ không biểu hiện triệu chứng gì của bệnh.
- Giai đoạn khởi phát:
Giai đoạn khởi phát thường kéo dài 5 đến 15 ngày được đặc trưng bởi sốt mức độ nhẹ đến vừa, ho khan, chảy mũi nước, viêm kết mạc mắt. Những triệu chứng này hầu như luôn luôn xảy ra trước khi nội ban xuất hiện.
Nội ban hay hạt Koplik là dấu hiệu chỉ điểm của bệnh. Nội ban xuất hiện ở khẩu cái cứng hoặc khẩu cái mềm (vòm họng). Hạt Koplik là những hạt nhỏ bằng hạt cát, màu trắng ngà, xung quanh có viền đỏ. Hạt thường xuất hiện và biến mất nhanh trong vòng 12 đến 24 giờ. Kết mạc mắt có thể bị viêm đỏ và có dấu hiệu sợ ánh sáng.
Người bệnh thường có ho khan tức ho không có đàm. Đôi khi giai đoạn khởi phát biểu hiện bằng những triệu chứng nặng nề như sốt cao, co giật hoặc thậm chí viêm phổi.
- Giai đoạn toàn phát:
Đây là giai đoạn điển hình nhất của bệnh với triệu chứng phát ban tuần tự trên da. Ban thường xuất hiện đầu tiên ở vùng chân tóc phía sau tai, sau đó xuất hiện ở mặt và lan dần xuống phía dưới trong vòng 24 đến 48 giờ.
Ban sởi là những ban dạng dát-sẩn hơi nổi lên trên bề mặt da, sờ mịn như nhung và không đau, không hoặc ít ngứa, không sinh mủ. Trong trường hợp nhẹ, ban thường đứng gần nhau nhưng riêng rẽ.
Trong trường hợp nặng, ban có xu hướng hợp với nhau làm thành những ban lớn hơn, thậm chí từng mảng xuất huyết (sởi đen). Trong thể đặc biệt nặng, ban có thể có dấu hiệu xuất huyết.
- Giai đoạn lui bệnh (giai đoạn ban bay)
Điều trị:
Chủ yếu là điều trị triệu chứng - săn sóc và nuôi dưỡng.
- Hạ sốt: phương pháp vật lí, thuốc hạ sốt thông thường (Paracetamol)
- An thần
- Thuốc ho, long đờm
- Kháng histamin: Dimedron, Pipolphen
- Sát trùng mũi họng: nhỏ mắt nhỏ mũi bằng dung dịch Chloromycetin, Argyrol…
- Kháng sinh chỉ dùng khi có bội nhiễm và dùng cho trẻ dưới 2 tuổi, và trẻ suy dinh dưỡng.
- Khi có biến chứng: viêm thanh quản, viêm não, sởi ác tính thì dùng kháng sinh và corticoid.
- Các biện pháp hồi sức tùy theo triệu chứng của bệnh nhân: hồi sức hô hấp
Sởi
là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh sởi thường hay
xảy ra vào mùa đông xuân, lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi
họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc
hắt hơi, nói chuyện… do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông
người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch. Bệnh
sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể
giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh kèm theo hoặc có thể gây biến chứng
nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách. Cần đưa trẻ mắc sởi đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau: - Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C - 40°C - Khó thở, thở nhanh. - Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ… - Phát ban toàn thân mà vẫn sốt. Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm miễn phí vắc xin phòng sởi theo lịch: - Khi trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm sởi mũi 1 - Khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp sởi - rubella Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất. |
Nguyên Trưởng khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2
Bài viết có hữu ích với bạn?
Được tìm nhiều:
Có thể bạn quan tâm
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ
Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình
Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình