Hotline 24/7
08983-08983

Biến chứng của bệnh sởi nguy hiểm như thế nào?

Câu hỏi

Thông thường bệnh sởi có thể tự hết? Những ca bệnh sởi thế nào dễ bị biến chứng? Biến chứng của bệnh sởi nguy hiểm thế nào ạ? Người lớn tuổi hay trẻ em thường mắc hơn? Người lớn bị sởi có còn nguy hiểm?

Trả lời
Bệnh sởi thường xuất hiện wor trẻ em. Ảnh minh họa - Nguồn Internet
Bệnh sởi thường xuất hiện ở trẻ em. Ảnh minh họa - Nguồn Internet

Xin chào bạn,

Thông thường sởi là một bệnh lý tự khỏi không có thuốc điều trị đặc hiệu. Sau khi phát bệnh khoảng 5 đến 10 ngày bệnh tự thối lui. Những người dễ bị biến chứng thường là trẻ nhỏ người già hoặc những người mang bệnh mãn tính, suy giảm miễn dịch.

Biến chứng của sởi thường là biểu hiện ở đường hô hấp như viêm họng viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm tai giữa đôi lúc có biến chứng thần kinh như rối loạn về tri giác co giật hay liệt, viêm não.

Đối với phụ nữ mang thai nếu bị mắc sởi thì dễ gây biến chứng sẩy thai hoặc sinh non ảnh hưởng đến tính mạng của bà mẹ và thai nhi. Do đó nếu phụ nữ mang thai bị bệnh sởi thì nên được chích Immunoglobulins, Kháng thể kháng huyết thanh sởi.

Người lớn bị sởi do không chích ngừa và tiếp xúc với nguồn nay vẫn có thể có những biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phổi, viêm não.

Thân mến.

Mời tham khảo thêm:



Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút gây ra. Bệnh sởi thường hay xảy ra vào mùa đông xuân, lây truyền qua đường hô hấp do dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… do đó sởi rất dễ lây lan ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… dễ gây thành dịch.

Bệnh sởi thường gặp ở trẻ nhỏ. Sau khi mắc sởi, đáp ứng miễn dịch của cơ thể giảm sút nên trẻ dễ mắc các bệnh kèm theo hoặc có thể gây biến chứng nguy hiểm nếu trẻ không được điều trị đúng cách.

Trẻ nhiễm bệnh sởi có các triệu chứng: sốt cao>39°C; viêm long đường hô hấp trên, chảy nước mũi, ho khan kéo dài, khàn tiếng, chảy nước mắt, mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mí mắt.

Cách nhận biết ban sởi: ban mọc theo thứ tự bắt đầu ngày thứ nhất từ đầu, mặt, cổ, ngày thứ 2 ở ngực lưng cánh tay, ngày thứ 3 ở bụng, mông, đùi, chân, khi ban mọc tới chân hết sốt và ban bắt đầu bay.

Để phòng sởi lây lan, trẻ mắc bệnh cần cách ly trẻ bệnh tránh lây truyền bệnh sang các đối tượng khác; đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh hay nghi ngờ bệnh sởi; giữ vệ sinh môi trường, vệ sinh nơi ở như lau nhà, bàn, ghế, cầu thang đồ chơi nơi khu vực vệ sinh chung bằng xà phòng hoặc chất tẩy rửa thông thường. Tiêm vắc xin sởi là biện pháp phòng sởi an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ.

Cần đưa trẻ mắc sởi đến cơ sở y tế gần nhất khi có các dấu hiệu sau:

- Trẻ sốt cao liên tục ≥ 39°C - 40°C

- Khó thở, thở nhanh.

- Mệt mỏi, không ăn uống gì, không chơi, lơ mơ…

- Phát ban toàn thân mà vẫn sốt.

Trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng, trẻ sẽ được tiêm miễn phí vắc xin phòng sởi theo lịch:

- Khi trẻ 9 tháng tuổi sẽ được tiêm sởi mũi 1

- Khi trẻ 18 tháng tuổi sẽ được tiêm vắc xin phối hợp sởi - rubella

Trẻ cần được tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch để mang lại hiệu quả phòng bệnh tốt nhất.

BS.CK2 Nguyễn Thị Thanh
Nguyên Trưởng khoa Dịch vụ 1, Bệnh viện Nhi Đồng 2

Tìm câu hỏi khám bệnh

Được tìm nhiều:

Đối tác AloBacsi

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ

Để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

Đăng ký nhận bản tin sức khoẻ để chủ động bảo vệ bản thân và gia đình

hoàn toàn MIỄN PHÍ

Khám bệnh online

X